Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT : VĂN BẢN 1: KIM – KIỀU GẶP GỠ
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, chia sẻ ấn tượng về một câu chuyện tình yêu trong tác phẩm văn học hoặc điện ảnh đã đọc hoặc đã xem.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Giới thiệu bài học
Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha.
Sản phẩm dự kiến:
Chủ đề Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha: vẻ đẹp, giá trị ngôn ngữ dân tộc
II. Tri thức ngữ văn
1. Khái niệm và quá trình hình thành truyện thơ Nôm
Nêu khái niệm và quá trình hình thành của truyện thơ Nôm.
Sản phẩm dự kiến:
Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, được viết bằng chữ Nôm; hình thành vào khoảng thế kỉ XVI – XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn đầu, một số truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát; sau đó các tác giả chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát.
2. Đặc điểm của truyện thơ Nôm
Nêu một số đặc điểm của truyện thơ Nôm.
Sản phẩm dự kiến:
a. Cốt truyện: Thường được triển khai theo mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ. Các tác giả truyện thơ Nôm đã có những đóng góp riêng, tạo nên những tác phẩm mới có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
b. Nhân vật: Nhân vật chính: những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. Được khắc họa ở hai phương diện: Con người bên ngoài. Con người bên trong. Lời thoại: độc thoại và đối thoại.
=> Trong một số tác phẩm, lời thoại đã được cá thể hoá và trở thành phương tiện thể hiện tính cách nhân vật.
c. Chủ đề, đề tài rộng mở, phong phú; có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc.
d. Giá trị nghệ thuật: Đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát của dân tộc. Ngôn ngữ truyện thơ Nôm giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, được “tinh chế” bởi ngòi bút tài hoa, điêu luyện của tác giả.
3. Lời độc thoại và đối thoại trong văn bản truyện
Trình bày một số đặc điểm của lời độc thoại và đối thoại trong văn bản truyện.
Sản phẩm dự kiến:
a. Độc thoại: Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, độc thoại được sử dụng để tái hiện tiếng nói nội tâm hay trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
b. Đối thoại: Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.
III. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
Cách đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.
Sản phẩm dự kiến:
Khi đọc, HS cần nhấn mạnh vào các điển tích, điển cố và chú ý đến phần giải thích nghĩa các từ khó, diễn cảm, thể hiện được cảm xúc hồi hộp khi lần đầu gặp gỡ và quyến luyến khi sắp phải từ biệt
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Du
Sản phẩm dự kiến:
Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán và một số tác phẩm chữ Nôm
b. Tác phẩm Truyện Kiều
Trình bày những hiểu biết chung về tác phẩm “Truyện Kiều”
Sản phẩm dự kiến:
Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo nên một tác phẩm mới. Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch; khẳng định, để cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người. Nhà thơ cũng tố cáo, lên án thực trạng của một xã hội mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.
c. Đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ
Trình bày những hiểu biết chung về đoạn trích “Kim – Kiều gặp gỡ”.
Sản phẩm dự kiến:
Nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều cùng hai em du xuân, tình cờ gặp ngôi mộ của Đạm Tiên, một ca nữ nổi danh tài sắc mà bạc mệnh. Thuý Kiều đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận Đạm Tiên. Cũng ở đây, nàng đã gặp Kim Trọng, giữa hai người lập tức nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến. Thuý Kiều trở về nhà với tâm trạng “ngồn ngang trăm mối”
IV. Khám phá văn bản
1. Bố cục và hệ thống nhân vật trong đoạn trích Kim Kiều gặp gỡ
a. Bố cục
Xác định đồ bố cục của văn bản và nội dung chính của từng phần.
Sản phẩm dự kiến:
- 12 câu thơ đầu: giới thiệu sự xuất hiện và đặc điểm của nhân vật Kim Trọng.
- 10 câu thơ tiếp: miêu tả tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều và Kim Trọng trong buổi đầu gặp gỡ.
- 14 câu thơ cuối: tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều khi trở về nhà.
b. Hệ thống nhân vật và sự việc chính trong đoạn trích
Đoạn trích có những nhân vật nào và sự việc chính được kể trong đoạn trích là gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Có 4 nhân vật xuất hiện trong buổi gặp gỡ đầu xuân: 3 chị em (Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan) và Kim Trọng
- Sự việc chính: Đoạn trích miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều, Kim Trọng cùng diễn biến tâm lí của các nhân vật trong và sau cuộc gặp gỡ.
2. Chân dung nhân vật Kim Trọng
a. Khung cảnh xuất hiện
Nêu khung cảnh xuất hiện của nhân vật kim trọng
Sản phẩm dự kiến:
- Kim Trọng xuất hiện trong khung cảnh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng: “Hài văn lần bước dặm xanh/ Một vùng như thể cây quỳnh cành dao”: cỏ cây tươi đẹp, hữu tình => Sự xuất hiện của chàng Kim khiến cảnh vật như được “hồi sinh” – chân Kim Trọng bước tới đâu, màu xanh trải theo tới đó.
b. Xuất thân, gia thế
Nêu xuất thân, gia thế của Kim Trọng
Sản phẩm dự kiến:
Gia đình giàu sang, phú quý: “nhà trâm anh” – nhà quyền quý, “nền phú hậu” – nền nếp gia đình giàu có => Nguồn gốc, lai lịch cao quý.
c. Ngoại hình, cử chỉ, hành động
Nêu ngoại hình, cử chỉ, hành động của nhân vật Kim Trọng
Sản phẩm dự kiến:
Cử chỉ, hành động toát lên vẻ lịch lãm, nho nhã.
d. Tư chất, tài năng
Nêu tư chất, tài năng của nhân vật Kim Trọng
Sản phẩm dự kiến:
Kim Trọng mang vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng của mẫu người tài tử, văn nhân thời xưa. Sự kết hợp giữa yếu tố tĩnh (ngoại hình) và yếu tố động (cử chỉ, hành động) tạo nên bức chân dung thống nhất, hoàn mĩ.
3. Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều và Kim Trọng trong lần đầu gặp gỡ
Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn thơ từ “Bóng hồng…thướt tha”.
Sản phẩm dự kiến:
a. Khi gặp gỡ
Hai dòng thơ đầu (Bóng hồng nhác thấy nẻo xa/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai) miêu tả cảm giác của Kim Trọng khi gặp chị em Thuý Kiều: Dù ở khoảng cách xa và mới chỉ “thoáng nhìn” song đã ngỡ ngàng, ngưỡng mộ vẻ đẹp “mặn mà” của hai thiếu nữ.
b. Khi tình yêu chớm nở
- Bốn dòng thơ tiếp (Người quốc sắc kẻ thiên tài... Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn) thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa Kim Trọng và Thuý Kiều.
- Người quốc sắc kẻ thiên tài/ Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Tình yêu “sét đánh” nhưng bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên nhiều ngại ngùng, bối rối mà vẫn nồng nàn, say đắm (Chập chờn cơn tỉnh cơn mê), quyến luyến không muốn từ biệt (Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn).
c. Khi chia xa
- Bốn dòng thơ cuối tái hiện khoảnh khắc từ biệt đầy vấn vương, lưu luyến: Thời gian không gian của buổi hoàng hôn khơi lên nỗi buồn chia biệt; cái nhìn ẩn chứa bao ý tình của người thiếu nữ khuê các: Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.
- Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để tái hiện những cảm xúc tinh tế của đôi trái tim “lần đầu rung động nỗi thương yêu” (Xuân Diệu). Vẫn là không gian êm đềm với “ngọn tiểu khê” và “nhịp cầu nho nhỏ” (Nao nao dòng nước uốn quanh/ Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang) nhưng giờ đây không còn vắng vẻ, đượm buồn mà trong trẻo, tươi sáng, sống động, tình tứ (Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha). Đúng là cảnh vật được nhìn qua đôi mắt của tình yêu!
4. Tâm trạng Thúy Kiều khi chia li và trở về khuê phòng
a. Bức tranh thiên nhiên
Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên
Sản phẩm dự kiến:
- Nhà thơ đã miêu tả khung cảnh một đêm trăng thơ mộng trong không gian êm đềm, riêng tư – nơi khuê phòng của người thiếu nữ. Mọi sự vật trong bức tranh thiên nhiên này đều tươi đẹp, tình tứ, tràn đầy xuân sắc.
+ Vầng trăng sáng trong “chênh chếch” như đang nhòm qua song cửa; ánh trăng toả sắc vàng lộng lẫy trên mặt nước, chiếu qua vòm cây lá, in bóng trên nền sân – đẹp tựa tranh vẽ.
+ Nhánh hoa mềm mại, duyên dáng, tình tứ không chỉ tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân mà còn gợi những xao xuyến, bâng khuâng, rung động trong trái tim người con gái bắt đầu yêu.
b. Lời thoại
Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
Sản phẩm dự kiến:
Lời người kể chuyện (tả thiên nhiên để ngụ ý cảm xúc con người, kể hành động và diễn biến tâm lí nhân vật). Lời độc thoại nội tâm của nhân vật (4 câu thơ trong dấu ngoặc kép) => Con người nội cảm – con người với những cảm xúc tinh tế, phức tạp nhờ đó được biểu đạt sâu sắc, trọn vẹn.
c. Cảm xúc, suy nghĩ trong lời nói của nhân vật
Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.
Sản phẩm dự kiến:
Trạng thái bâng khuâng, xao xuyến, mơ mộng sau cuộc gặp gỡ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e với Kim Trọng. Nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận nàng Đạm Tiên nhan sắc, tài hoa mà bạc mệnh (Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi). Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải vừa có nỗi âu lo vừa có niềm mong ước, hi vọng khi nghĩ về Kim Trọng (Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?).
III. Tổng kết
Tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản
Sản phẩm dự kiến:
Nội dung: Chủ đề: Nguyễn Du đã ngợi ca vẻ đẹp của tuổi trẻ và tình yêu tự do. Tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, đồng tình với khát vọng tình yêu; thái độ trân trọng con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Trong đoạn trích, các nhân vật (Kim Trọng, Thuý Kiều) đã được khắc hoạ ở cả hai phương diện “con người bên ngoài” (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động) và “con người bên trong” (cảm xúc, suy nghĩ). Đặc biệt, tác giả đã kết hợp nhiều phương tiện nghệ thuật để khắc hoạ nhân vật: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lời kể và lời độc thoại nội tâm,...
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Đoạn trích cho thấy đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nhà thơ đã phát huy được sự phong phú, kì diệu của tiếng Việt. Đồng thời sử dụng một cách sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ. Hệ thống từ Hán Việt được sử dụng theo xu hướng Việt hoá, kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các từ thuần Việt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ có nội dung chính là gì?
A. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi du xuân, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến.
B. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi du xuân, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến, Thúy Kiều trở về nhà với tâm trạng “ngổn ngang trăm mối”.
C. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi vãn cảnh chùa, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến, Thúy Kiều trở về nhà với tâm trạng “ngổn ngang trăm mối”.
D. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi vãn cảnh chùa, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến.
Câu 2: Đâu là nhận xét đúng về ngoại hình, phong thái của Kim Trọng được miêu tả trong đoạn trích?
A. Phong thái trang nhã, cao sang, khoan thai, đúng phong cách kẻ sĩ.
B. Mạnh mẽ, tuấn tú, mang phong cách của con nhà võ.
C. Yếu ớt, kém sắc, giống một người mang nhiều bệnh tật.
D. Nhẹ nhàng, dịu dàng, mang sắc thái của tài tử.
Câu 3: Câu thơ nào dưới đây miêu tả ngoại hình tuấn tú của Kim Trọng?
A. Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
B. Hài văn lần bước dặm xanh.
C. Nguyên người quanh quất đâu xa.
D. Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Câu 4: Kim Trọng là người có xuất thân như thế nào?
A. Xuất thân hoàng tộc.
B. Xuất thân từ nhà nông.
C. Xuất thân là con nhà danh giá, giàu có.
D. Xuất thân là con nhà binh.
Câu 5: Kim Trọng là người có tài năng như thế nào?
A. Là bậc tài trí.
B. Là người thông minh, có thiên phú, có tài văn chương.
C. Là bậc anh dũng, túc trí đa mưu.
D. Là bậc anh tài, có thiên phú về chơi cờ.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
B | A | D | C | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm bài tập sau (thực hiện ở nhà): Thiết kế infographic về đại thi hào Nguyễn Du hoặc tác phẩm “Truyện Kiều”.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức