Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT: VĂN BẢN 2: TỪ THẰNG QUỶ NHỎ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH NGHĨ VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi đuổi hình bắt chữ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
Cách đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản truyền kì
Sản phẩm dự kiến:
Chậm rãi, chú ý nhấn mạnh vào những dẫn chứng được dẫn ra từ tác phẩm và những lập luận thuyết phục của người viết. Trong quá trình đọc, cần xác định được luận đề, hệ thông luận điểm, các lí lẽ vàn bằng chứng và hiệu quả của những yếu tố đó.
2. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và cuốn sách Thằng quỷ nhỏ
Em biết gì về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và cuốn sách “Thằng quỷ nhỏ”?
Sản phẩm dự kiến:
Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại như Mắt biếc, Còn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Thằng quỷ nhỏ là truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh gồm có 21 chương. Nhân vật chính là Quỳnh, cậu bé có biệt danh “thằng quỷ nhỏ” bởi ngoại hình khác lạ.
3. Tìm hiểu chung về tác giả Trần Văn Toàn và văn bản
a. Tác giả
Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Trần Văn Toàn
Sản phẩm dự kiến:
Trần Văn Toàn sinh năm 1973, quê ở Nam Định, là giảng viên, nhà nghiên cứu, phê bình văn học
b. Văn bản
Trình bày những hiểu biết chung về văn bản “Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi”.
Sản phẩm dự kiến:
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi được in trong cuốn Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).
II. Khám phá văn bản
1. Vấn đề nghị luận và luận điểm của văn bản
a. Vấn đề nghị luận
Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này có gì khác với văn bản ““Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (hoàn thành vào bảng bên dưới).
Sản phẩm dự kiến:
Thông qua tác phẩm Thẳng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh, suy ngẫm về những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi
=> Phạm vi của vấn đề bàn luận trong VB này rộng hơn so với VB “Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người.
b. Hệ thống luận điểm
Xác định các luận điểm chính trong văn bản. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các luận điểm ấy.
Sản phẩm dự kiến:
- Luận điểm 1: Nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng ấy.
- Luận điểm 2: Nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hoá.
- Luận điểm 3: Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
2. Lí lẽ và bằng chứng của người viết khi phân tích nhân dạng nhân vật Quỳnh nói riêng và nhân dạng con người nói chung
a. Nhân dạng của nhân vật Quỳnh
Em hãy rút ra nhận xét Những lí lẽ, bằng chứng phân tích nhân dạng của Quỳnh
Sản phẩm dự kiến:
Các lí lẽ và bằng chứng đưa ra đều giúp người đọc nhận ra nhân dạng khác lạ của Quỳnh và những hệ luỵ mà cậu phải hứng chịu từ nhân dạng ấy. Bằng chứng được chọn lọc và trích dẫn theo lối gián tiếp.
b. Thái độ của các nhân vật khác với Quỳnh
Những lí lẽ, bằng chứng phân tích thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Từ đó, em hãy rút ra nhận xét.
Sản phẩm dự kiến:
- Lí lẽ 1: Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm. Chiếc bàn học chỉ có hai chỗ ngồi và khoảng - trống ở giữa là một ngoại lệ. Ngoại lệ ấy có nguyên nhân từ sự dị thường trong ngoại hình của Quỳnh => Bằng chứng: Với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông: “Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.
- Lí lẽ 2: Mọi người không nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của Quỳnh, ngoại trừ Nga => Bằng chứng: Nga nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình.
- Lí lẽ 3: Trong mắt bạn bè, những tình cảm của một con người bình thường nếu xuất hiện ở Quỳnh đều trở thành khác thường, kệch cỡm. Không ai tin được bên trong cái dung mạo dị thường của Quỳnh lại tồn tại những tình cảm của một con người bình thường => Bằng chứng: Tình cảm bạn bè của Quỳnh và Nga là đề tài cho mấy câu vè quái ác của Luận. Thái độ của Nga và những trích dẫn về thái độ, phản ứng và cảm giác của Nga trước tình cảm của Quỳnh.
=> Nhận xét: Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng đều giúp người đọc nhận ra thái độ của những người xung quanh đối với Quỳnh. Bằng chứng và lí lẽ được trình bày xen kẽ, tác giả đưa ra lí lẽ và lựa chọn bằng chứng tương ứng. Bằng chứng được trích dẫn theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp, vừa có bằng chứng trực tiếp từ tác phẩm, vừa có bằng chứng mở rộng bên ngoài tác phẩm (bằng chứng “Bàn có năm chỗ ngồi”).
c. Thái độ của tác giả về nhân dạng con người
Tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.
Sản phẩm dự kiến:
– Quan điểm của tác giả về nhân dạng con người: nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hoá, được điều chỉnh bởi những quy chuẩn của nhân loại.
- Các lí lẽ giúp làm sáng tỏ quan điểm đó:
+ Nhân dạng không phải chỉ là bề ngoài mà cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị.
+ Nhân dạng là của riêng cá nhân nhưng lại được định giá bởi các chuẩn mực của cộng đồng.
+ Nhân dạng không chỉ thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn, định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của cộng đồng.
+ Nghiên cứu về nhân học cho thấy: trong bất kì xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này đã gạt bỏ những gì lệch chuẩn. Từ đó, hình thành cặp nhị phân: bình thường và bất bình thường trong trí tuệ, giới tính, hành vi,... và cả nhân dạng.
+ Chuẩn mực có quyền lực và sức mạnh áp đặt, buộc cá nhân phải tuân thủ mà không có quyền phản biện.
+ Tiêu chuẩn về nhân dạng kì thực là một quyền lực loại trừ những gì thuộc về số ít, lệch chuẩn, dị thường.
- Bằng chứng giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả:
+ Trường hợp chú bé Quỳnh.
+ Trường hợp trút bỏ lốt ngoài kì dị của các nhân vật trong truyện cổ tích.
d. Cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt
Tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Lí giải của tác giả về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt: Do “chúng ta” có những tiêu chuẩn về nhân dạng, những “tiêu chuẩn” ấy là một “quyền lực” loại trừ những gì thuộc về “số ít”, “lệch chuẩn” và “dị thường”.
- Tác dụng của việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối: Mở rộng bằng chứng (ngoài tác phẩm đang bàn luận). Làm tăng sức thuyết phục cho vấn đề bàn luận.
3. Những phẩm chất cần có của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Trong phần (3), theo tác giả, một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì?
Sản phẩm dự kiến:
Cần nhận diện đầy đủ về những gì bị đặt ra ngoài chuẩn mực, hình dung về chúng như những tồn tại khác, đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương; Không nên biến nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo; Cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.
III. Tổng kết
Tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản “Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi”
Sản phẩm dự kiến:
Nội dung: Văn bản khai phá, gợi mở một vấn đề về nhân sinh, nhân bản liên quan đến nhân dạng con người. Từ đó, người viết khẳng định giá trị của tác phẩm Thằng quỷ nhỏ trong việc đính hướng đúng đắn suy nghĩ, cách ứng xử của con người. Ngoài ra đề cập đến vấn đề quan trọng của những phẩm chất cần có của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Nghệ thuật: Cách đặt vấn đề sắc sảo, chứa đựng cái nhìn, góc độ tiếp cận mới mẻ; Tổ chức luận điểm có sự kết nối lô-gíc, chặt chẽ; Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng đều hướng đến làm sáng tỏ ý kiến, luận điểm của tác giả; Ngôn ngữ diễn đạt: trong sáng, khúc chiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Theo người viết, Thằng quỷ nhỏ có những đặc điểm gì?
A. Hàm chứa những thông điệp sâu sắc.
B. Gợi mở nhiều suy ngẫm về lứa tuổi học trò.
C. Mở ra những cảm hứng mới cho văn học thiếu nhi.
D. Hàm chứa những thông điệp sâu sắc và gợi mở nhiều suy ngẫm về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Câu 2: Theo người viết, chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong nhan đề có ý nghĩa gì?
A. Để chỉ về tính cách kì lạ của nhân vật.
B. Để mô tả sự kì bí, quái dị của câu chuyện.
C. Để chỉ sự kì dị trong nhân dạng.
D. Để mô tả sự kì quái của không gian diễn ra câu chuyện.
Câu 3: Đâu là những nét kì dị gắn trên gương mặt Quỳnh và trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết nhân vật?
A. Hai vành tai to, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm.
B. Hai vành tai to, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
C. Chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
D. Hai vành tai nhỏ, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi dài, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
Câu 4: Theo tác giả, nhận dạng lạ lẫm đã ảnh hưởng đến cậu bé Quỳnh như thế nào?
A. Phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.
B. Khiến cậu bé trở thành một người đặc biệt.
C. Được mọi người chú ý đến.
D. Được các bạn quan tâm đặc biệt hơn người khác.
Câu 5: Tác giả đã dùng dẫn chứng nào để cho rằng giữa Quỳnh và lớp trưởng Hạnh – người luôn mẫu mực và trấn áp những kẻ bày trò với Quỳnh cũng có khoảng cách?
A. Họ ngồi cạnh nhau nhưng không bao giờ nói với nhau một câu nào.
B. Họ ngồi cách nhau một dãy bàn.
C. Bàn có hai người nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.
D. Bàn có ba người, Quỳnh và Hạnh mỗi người ngồi tít một đầu.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | C | B | A | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng, yêu cầu tạo lập văn bản
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức