Giáo án và PPT Ngữ văn 7 cánh diều Bài 2: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ. Thuộc chương trình Ngữ văn 7 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 cánh diều
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng tự sáng tác câu thơ hai bài thơ ngắn nào chưa? Theo em, khó khăn khi viết thơ là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với làm bài thơ bốn chữ, năm chữ
- GV yêu cầu HS: Đọc lại các văn bản thơ bốn chữ, năm chữ đã học trong Bài 2 và các bài Lượm, Đêm nay Bác không ngủ đã học ở lớp 6.
- GV nêu yêu cầu: Xem lại phần Tri thức ngữ văn và cho biết khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ cần chú ý những gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Thơ bốn chữ:
+ Số tiếng: mỗi dòng có bốn chữ.
+ Nhịp thơ: ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.
- Thơ năm chữ:
+ Số tiếng: mỗi dòng có năm chữ.
+ Nhịp thơ: ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, hoặc nhịp ¼ hoặc 4/1
- Gieo vần: có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vần hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào)
Hoạt động 2: Hoàn thành bài thực hành
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập thực hành ý a (trang 52).
Sản phẩm dự kiến:
- (ngay, trong, đây)
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào ...
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
=> Ở vị trí này, ta điền trong vì từ trong sẽ bắt vần với từ nong ở câu trên. Đây là cách gieo vần chân.
- 1. (băm, cày, lao); 2. (mịt, sương, mờ)
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như ... (1) xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù ... (2)
Mặc đêm đông buốt giá.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
=> Ở vị trí (1), ta điền băm vì từ băm sẽ bắt vần với từ phăm ở câu trên. Đây là cách gieo vần lưng.
Ở vị trí (2), ta điền sương vì từ sương sẽ bắt vần với từ đường ở câu trên. Đây là cách gieo vần chân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Khi làm thơ bốn chữ, năm chữ, cần chú ý điều gì về cách gieo vần?
A. Gieo vần liền
B. Gieo vần lưng
C. Gieo vần chân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2. Đề tài nào sau đây phù hợp để làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
A. Gia đình
B. Quê hương
C. Bạn bè
D. Tất cả các đáp án trên
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thường có đặc điểm gì về cấu trúc?
Câu 2: Khi làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ, cảm xúc nào sau đây thường được lựa chọn?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 cánh diều
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức