Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 2: Phương pháp tách chiết DNA

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Kết nối tri thức Bài 2: Phương pháp tách chiết DNA. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào.

  • Nêu được một số phương pháp phân lập gene.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để đề xuất giải pháp các vấn đề trong thực tiễn như: xét nghiệm gene bằng phương pháp PCR, chuyển gene của sinh vật nhân thực vào sinh vật nhân sơ,...

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Nêu được các nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào.

    • Nêu được một số phương pháp phân lập gene.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: 

    • Thông qua tìm hiểu phương pháp tách chiết DNA và phân lập gene, hình thành và phát triển phương pháp quan sát, tìm hiểu thế giới sống ở cấp độ phân tử.

    • Hình thành và củng cố quan điểm khoa học về cơ sở phân tử của các hiện tượng, cơ chế và quá trình sinh học trong tự nhiên.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 

    • Vận dụng được các nguyên lí trong tách chiết DNA và phân lập gene để đề xuất quy trình tách chiết DNA.

    • HS có thể tiến hành thí nghiệm tách chiết DNA trong phòng thí nghiệm của trường Trung học phổ thông.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Thông qua việc tìm hiểu về các nguyên lí tách chiết DNA, phương pháp phân lập gene, HS thấy rõ được các bằng chứng về sự truyền đạt thông tin di truyền từ ông bà, bố mẹ sang các thế hệ sau; thấy được các bằng chứng về nguồn gốc chung của loài người, bằng chứng về nguồn gốc chung của thế giới sinh vật; từ đó củng cố lòng yêu thương con người, tinh thần hướng về nguồn cội, tình yêu với thiên nhiên, với muôn loài.

  • Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học cũng như tham gia các hoạt động học tập, HS học hỏi và tự rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì, tỉ mẩn của một nhà khoa học.

  • Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu về các nguyên lí tách chiết DNA, phương pháp phân lập gene, HS củng cố trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ vật chất di truyền của bản thân và những người xung quanh, vì chỉ một sai sót nhỏ trong DNA có thể dẫn đến những hậu quả lớn về tính trạng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.

  • Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

  • Tranh ảnh, video về quy trình tách chiết DNA, phân lập gene.

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Kết nối tri thức.

  • Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập, có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Để có thể thực hiện được các kĩ thuật sinh học phân tử như giải trình tự gene, tạo DNA tái tổ hợp,... chúng ta cần có các phân tử DNA tinh sạch được lấy từ tế bào. Tuy nhiên, trong tế bào, DNA thường liên kết với protein hình thành nên NST, hoặc hoà lẫn cùng với RNA và các hợp chất khác.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi: Vậy bằng cách nào chúng ta có thể tách được DNA ra khỏi tế bào dưới dạng tinh sạch, không bị lẫn các hợp chất khác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 2. Phương pháp tách chiết DNA.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên lí tách chiết DNA

a. Mục tiêu: Nêu được nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I, quan sát Hình 2.1 SGK trang 13 - 14 và tìm hiểu về Nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào.

c. Sản phẩm học tập: Nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I SGK tr.13 - 14, kết hợp quan sát Hình 2.1 tìm hiểu nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào, sau đó hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3 hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK tr.14:

2.  Những enzyme nào được sử dụng để phân giải protein và RNA mà không tác động đến DNA?

3.  DNA có thể được kết tủa bằng chất hóa học nào?

- Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, GV yêu cầu HS chốt câu trả lời cho câu hỏi khởi động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 2.1 SGK tr.13 - 14 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát; hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày (Đính kèm dưới hoạt động).

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố:

2.  Enzyme phân giải protein: protease, ví dụ protein K.

+ Enzyme phân giải RNA: ribonuclease, ví dụ RNase A. 

3. DNA thường được kết tủa bằng ethanol lạnh.

- HS xung phong trả lời câu hỏi khởi động.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. NGUYÊN LÍ

Ảnh có chứa văn bản, ảnh chụp màn hình, Phông chữ, số

Mô tả được tạo tự động

Bảng 2.1. Quy trình tách chiết DNA điển hình (Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động)

Ảnh có chứa văn bản, Thiết bị phòng thí nghiệm, Dung dịch, trong nhà

Mô tả được tạo tự động

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA ra khỏi tế bào

1.  Tóm tắt các bước tách chiết DNA từ tế bào bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Bảng 2.1. Quy trình tách chiết DNA điển hình

Bước

Nội dung

Mục đích

Phương pháp/enzyme/hóa chất được sử dụng

Bước 1

Phá vỡ tế bào bằng phương pháp lí - hóa

 

 

Bước 2

Biến tính và loại bỏ protein

 

 

Bước 3

Biến tính và loại bỏ RNA

 

 

Bước 4

Kết tủa và tinh sạch DNA

 

 

2.  Giả sử em muốn tách chiết DNA ra khỏi tế bào thực vật. Em cần phải sử dụng những loại enzyme nào? Tác dụng của mỗi loại enzyme đó là gì?

……………………………………….

Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA ra khỏi tế bào

1.  Tóm tắt các bước tách chiết DNA từ tế bào bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Bảng 2.1. Quy trình tách chiết DNA điển hình

Bước

Nội dung

Mục đích

Phương pháp/enzyme/hóa chất được sử dụng

Bước 1

Phá vỡ tế bào bằng phương pháp lí - hóa

Giải phóng các thành phần: DNA, RNA và protein.

- Mô thực vật và động vật thường: nghiền nhỏ trong nitrogen lỏng để phá vỡ cấu trúc mô.

- Đối với các tế bào có thành tế bào: sử dụng enzyme phân giải thành tế bào (cellulase, chitinase, lysozyme). 

→ Sử dụng các chất tẩy rửa (CTAB) phân giải màng tế bào và giải phóng các thành phần.

Bước 2

Biến tính và loại bỏ protein

Loại bỏ các protein và thu được DNA tinh khiết.

- Sử dụng dung môi hữu cơ (phenol và chloroform tỉ lệ 1 : 1) gây kết tủa protein mà không kết tủa nucleic acid.

+ Hút phần dung dịch giàu DNA và RNA bằng pipette.

+ Phân giải các protein còn sót lại bằng enzyme protease.

Bước 3

Biến tính và loại bỏ RNA

Loại bỏ RNA, giữ lại DNA.

Sử dụng enzyme ribonuclease (ví dụ RNase A) để phân cắt các chuỗi RNA thành các ribonucleotide mà không phân giải DNA → thu được dịch chiết chỉ còn toàn DNA.

Bước 4

Kết tủa và tinh sạch DNA

Thu và lưu giữ DNA tinh khiết để phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng. 

- Sử dụng ethanol lạnh để kết tủa DNA → dùng đũa hoặc thìa để tách DNA ra khỏi dung dịch.

- Li tâm để thu DNA kết tủa ở dạng cặn lắng và rửa lại vài lần bằng ethanol lạnh.

→ Hòa tan và lưu giữ DNA đã tinh sạch trong dung dịch đệm.

2.  Giả sử em muốn tách chiết DNA ra khỏi tế bào thực vật. Em cần phải sử dụng những loại enzyme nào? Tác dụng của mỗi loại enzyme đó là gì?

- Enzyme phân giải protein: protease, ví dụ protein K.

- Enzyme phân giải RNA: ribonuclease, ví dụ RNase A. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene

a. Mục tiêu: Trình bày quy trình tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II.1, quan sát 2.3 - 2.5 SGK tr.15 - 16 và tìm hiểu về Một số phương pháp phân lập gene: Tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene.

c. Sản phẩm học tập: Tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

 

- GV giới thiệu về phương pháp phân lập gene: Tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene.

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động.

Trạm 1: Tìm hiểu phương pháp tách chiết gene ra khỏi hệ gene theo phương pháp sử dụng enzyme cắt giới hạn.

Trạm 2: Tìm hiểu phương pháp PCR.

- Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ ở các trạm, GV yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 2 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi sau:

Giả sử em muốn phân lập gene A và gene B từ hệ gene. Ở hai đầu của gene A chứa trình tự cắt giới hạn của enzyme EcoRI, ở hai đầu của gene B thì không chứa trình tự cắt giới hạn nào. Ngoài ra, em cũng đã biết trình tự nucleotide đầy đủ của mỗi gene.

a) Theo em, có thể sử dụng phương pháp nào trong hai phương pháp trên để phân lập mỗi gene từ hệ gene? Giải thích.

b) Trong một trường hợp khác, một phân tử DNA chứa trình tự cắt giới hạn của HindIII ở hai đầu và giữa gene C. Trình tự nucleotide của gene C em chưa được biết. Làm thế nào có thể phân lập được gene C từ hệ gene?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS nghiên cứu mục II.1, kết hợp quan sát Hình 2.3 - 2.5 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát; định hướng HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố:

a) Gene A có thể dùng phương pháp sử dụng enzyme cắt giới hạn vì ở hai đầu của gene A chứa tình tự cắt giới hạn của enzyme EcoRI.

Gene B không chứa trình tự cắt giới hạn nào nên có thể sử dụng phương pháp PCR/

b) Enzyme cắt giới hạn HindIII nhận biết vị trí cắt ở hai đầu và giữa của gene C, cắt phân tử DNA, tách gene đích ra khỏi hệ gene. Sau đó, cài gene vào vector và chuyển vào tế bào vi khuẩn. Tế bào được nuôi để tạo một dòng các tế bào mang gene chuyển. Hoặc nhân bản gene trong ống nghiệm bằng PCR. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP GENE

1. Tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene

- Phương pháp sử dụng enzyme cắt giới hạn.

Ảnh có chứa văn bản, ảnh chụp màn hình, thiết kế

Mô tả được tạo tự động

- Phương pháp PCR.

Ảnh có chứa văn bản, ảnh chụp màn hình, Song song, hàng

Mô tả được tạo tự động

(Bảng 2.2 - Phiếu học tập số 2)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu phương pháp tách chiết gene trực tiếp từ hệ gene

……………..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. SINH HỌC PHÂN TỬ

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 2: Phương pháp tách chiết DNA
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 3: Công nghệ gene
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 4 Dự án: Tìm hiểu về các sản phẩm chuyển gene và thu thập các thông tin đánh giá về triển vọng của công nghệ gene trong tương lai

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 5: Khái niệm, cơ sở khoa học và vai trò của kiểm soát sinh học
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 6: Biện pháp kiểm soát sinh học
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 7 Dự án: Sưu tầm / điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. SINH THÁI NHÂN VĂN

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 8: Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 9: Giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 10 Dự án: Điều tra, tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. SINH HỌC PHÂN TỬ

Giáo án điện tử chuyên đề sinh học 12 kết nối bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu
Giáo án điện tử chuyên đề sinh học 12 kết nối bài 2: Phương pháp tách chiết DNA
Giáo án điện tử chuyên đề sinh học 12 kết nối bài 3: Công nghệ gene
Giáo án điện tử chuyên đề sinh học 12 kết nối bài 4: Dự án tìm hiểu về các sản phẩm chuyển gene và thu thập các thông tin đánh giá triển vọng của công nghệ gene trong tương lai.

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 5: Khái niệm, cơ sở khoa học và vai trò của kiểm soát sinh học
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 6: Biện pháp kiểm soát sinh học
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 7 Dự án: Sưu tầm / điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. SINH THÁI NHÂN VĂN

Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 8: Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 9: Giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 10 Dự án: Điều tra, tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương

Chat hỗ trợ
Chat ngay