Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 5: Khái niệm, cơ sở khoa học và vai trò của kiểm soát sinh học

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm, cơ sở khoa học và vai trò của kiểm soát sinh học. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

BÀI 5: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.

  • Phân tích được cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.

  • Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về kiểm soát sinh học và ứng dụng của kiểm soát sinh học trong đời sống.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức kiểm soát sinh học vào đời sống.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.

    • Phân tích được cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.

    • Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Nhận biết được kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các loài sinh vật hoặc sản phẩm của chúng làm suy giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại cho cây trồng, vật nuôi, từ đó sử dụng kiến thức về mối quan hệ sinh thái giữa các loài vào giải thích các mối quan hệ của sinh vật trong chuỗi và lưới thức ăn.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS đề xuất được ý tưởng về ứng dụng kiểm soát sinh học diệt trừ sâu, bệnh hại để phục vụ đời sống con người.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị cho nội dung bài học mới.

  • Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Các video liên quan đến nội dung bài học:

https://youtu.be/tPdj11dd9A0 

https://youtu.be/_2QUtN7uhtc 

https://youtu.be/q0v3kHxnJ_g 

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Kết nối tri thức.

  • Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Nêu được phương pháp giúp cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 33.

c. Sản phẩm học tập: 

  • Câu trả lời của HS.

  • Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh cây rau bắp cải bị sâu gây hại, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 33:

Làm thế nào để hạn chế sâu hại rau bắp cải (như hình dưới đây) mà không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường?

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC  CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: 

Gợi ý trả lời: Sử dụng thiên địch; chăm sóc cây trồng; lựa chọn thời gian gieo trồng hợp lí; lựa chọn giống cây trồng phù hợp; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học,...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Kiểm soát sinh học là gì? Vì sao cần kiểm soát sinh học? Để tìm ra câu trả lời chính xác cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 5. Khái niệm, cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm kiểm soát sinh học

a. Mục tiêu: 

- Trình bày khái niệm kiểm soát sinh học. Nêu được tên các thiên địch và hiểu được vai trò của thiên địch với sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.

- Nêu được một số ưu, nhược điểm của kiểm soát sinh học.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SGK trang 33 - 35 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, ưu và nhược điểm kiểm soát sinh học.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi, nghiên cứu video và tìm hiểu thông tin nội dung mục I tr.33 - 35 SGK, trả lời các câu hỏi sau:

1. Em hiểu thế nào là kiểm soát sinh học?

2. Gọi tên các sinh vật có trong hình sau. Tên gọi chung của sinh vật này là gì? Em hiểu thế nào là thiên địch?

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

           A                          B                        C

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

           D                        E                         G 

3. Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học trong bảo vệ cây trồng có ưu và nhược điểm gì? Ưu, nhược điểm của biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

4. Nếu em là một người nông dân, em có sẵn sàng sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để bảo vệ cây trồng không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.33 - 35, quan sát video và hình ảnh, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi:

2. A - bọ ngựa, B - bọ rùa, C - bọ xít, D - ong kí sinh, E - nhện, F - ruồi giả ong.

- Các sinh vật này được gọi là thiên địch.

3. Thuốc trừ sâu hóa học:

+ Ưu điểm: tác dụng nhanh chóng, tiêu diệt được nhiều loại sâu bệnh, giúp tăng năng suất cây trồng, dễ dàng sử dụng.

+ Nhược điểm: tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người, hiệu quả diệt sâu hại ngày càng giảm, đa dạng sinh học bị suy giảm,...

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

4. Biện pháp kiểm soát sinh học không gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người; đem lại chất lượng cho cây trồng, không chất hóa học. Do đó, biện pháp kiểm soát sinh học rất thích hợp để sử dụng bảo vệ cây trồng.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận: Con người sử dụng hiểu biết của mình về mối quan hệ đối kháng giữa các loài sinh vật, các quá trình sinh học, sinh thái học, di truyền học, làm giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại nhằm phục vụ lợi ích của con người nhưng vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng sinh thái, góp phần duy trì sự phát triển bền vững trên Trái Đất.

- GV mở rộng kiến thức qua video: https://youtu.be/q0v3kHxnJ_g 

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM

- Khái niệm: Kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các loài sinh vật hoặc sản phẩm của chúng làm suy giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại cho vật nuôi, cây trồng bởi kẻ thù tự nhiên của chúng hay các sản phẩm sinh học hoặc do tăng cường sức đề kháng của vật chủ.

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

- Thiên địch là các sinh vật được sử dụng để kiểm soát các loài côn trùng gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên.

- Ưu và nhược điểm của kiểm soát sinh học:

+ Ưu điểm: 

✤ Khống chế sâu bệnh gây hại cây trồng mà không gây ô nhiễm môi trường.

✤ Không gây hại cho sức khỏe con người và các loài sinh vật.

✤ Xây dựng hệ sinh thái sạch, an toàn.

✤ Đem lại chất lượng cây trồng, không chất hóa học.

+ Nhược điểm:

✤ Sử dụng, bảo vệ, duy trì và phát triển thiên địch rất khó.

✤ Tốn chi phí cho nguồn nhân lực.

✤ Hiệu quả tiêu diệt sâu hại không cao.

✤ Khi sâu bệnh hại phát triển thành dịch biện pháp này không thể dập dịch.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở khoa học

a. Mục tiêu: Nêu được cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học. Hiểu và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kiểm soát sinh học. Phân biệt được các đại diện thiên địch dựa vào đặc điểm cấu tạo hoặc cách tiêu diệt con mồi.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 5.3 - 5.5 SGK trang 35 - 40 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Cơ sở khoa học kiểm soát sinh học.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoạt động 1:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện trò chơi tiếp sức: “Ai nhanh hơn ai”.

Yêu cầu: Trong thời gian 1 phút ghép được đúng các nội dung vào sơ đồ trong Phiếu học tập số 1 sẽ nhận được phần thưởng (rút thăm phần thưởng: gói kẹo hoặc bim bim). Các nhóm được quyền trợ giúp nếu thành viên trong nhóm ghép sai.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:................................

Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách ghép nối các nội dung tương ứng với các cơ sở khoa học.

 

 

 

 

Hoạt động 2:

- GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ như sau:

+ Bầu nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và có kiểm tra đánh giá kết quả theo mẫu (phụ lục: Phiếu đánh giá trong nhóm).

+ Nghiên cứu theo nhóm nội dung phần II. Cơ sở khoa học trang 35 - 39 SGK.

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3 theo nhóm (tại nhà) và tự lựa chọn cách báo cáo sản phẩm: thuyết trình bằng poster hoặc Canva hoặc PP hoặc video,... 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:..............................

Nghiên cứu SGK trang 35 - 38, tìm hiểu cơ sở sinh thái học của kiểm soát sinh học.

Nội dung

Động vật ăn thịt

Sinh vật kí sinh

Sinh vật đối kháng

1. Quan hệ

 

 

 

2. Đại diện

 

 

 

3. Phân loại

 

 

 

4. Đặc điểm chung

 

 

 

5. Vai trò

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:................................

Nghiên cứu SGK trang 39, quan sát hình ảnh dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

1. Chỉ ra các bước trong kĩ thuật đột biến gây bất dục - tiệt sinh côn trùng (SIT).

…………………………………………….

…………………………………………….

2. Em hiểu thế nào là kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT)? Kĩ thuật này đã được ứng dụng trên những đối tượng nào?

……………………………………………

.…………………………………………….

3. Sử dụng SIT có ưu điểm gì? Hãy nêu những lợi ích của việc sử dụng SIT đối với sản xuất nông nghiệp.

…………………………………………….

…………………………………………….

4. Chỉ ra sự khác biệt của các gene chống chịu với đột biến gây bất dục - kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT)

…………………………………………….…

………………………………………….

5. Nghiên cứu SGK trang 39 - 40 và cho biết khi sử dụng cùng đối tượng là ruồi đục quả thì cơ sở sinh lí học có sự khác biệt như thế nào với cơ sở di truyền học.

…………………………………………….……

……………………………………….

- Để củng cố kiến thức đã học, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm tr.40 SGK:

1. Những mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật có thể được sử dụng trong kiểm soát sinh học? Giải thích.

2. Giải thích cơ sở di truyền học của biện pháp kiểm soát sinh học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục II SGK tr. 35 - 40, thảo luận phân công và thực hiện nhiệm vụ được giao. Ở hoạt động 2, các nhóm báo cáo tiến độ hoạt động nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo sản phẩm Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

Gợi ý trả lời Phiếu học tập số 1:

……………………

II. CƠ SỞ KHOA HỌC

1. Cơ sở sinh thái học

- Khái niệm: Các biện pháp kiểm soát sinh học thường dựa trên mối quan hệ đối kháng giữa các loài sinh vật với nhau, dùng sinh vật này kiềm chế hoặc tiêu diệt sinh vật khác. Đó là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt - con mồi; sinh vật kí sinh - vật chủ, sinh vật gây bệnh.

- Mục tiêu: sử dụng các mối quan hệ sinh học trong quần xã để duy trì quần thể sâu hại ở mật độ thấp nhất, ít gây hại cho sản xuất (ứng dụng kiểm soát kích thước quần thể, duy trì sự tồn tại lâu bền của các hệ sinh thái). 

- Các mối quan hệ (Phiếu học tập số 2 - Đính kèm dưới hoạt động).

a) Động vật ăn thịt

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

b) Sinh vật kí sinh

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

c) Sinh vật đối kháng

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

2. Cơ sở di truyền học

a) Đột biến gây bất dục - kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT)

- Khái niệm: Kĩ thuật tiệt sinh côn trùng là hình thức kiểm soát côn trùng sử dụng bức xạ ion hóa để tiệt sinh (bất dục) con đực, sau đó thả con đực bất dục vào các khu vực canh tác (trồng trọt cây ăn quả) tại đây, chúng giao phối với côn trùng tự nhiên nhưng không sinh ra thế hệ con.

- Đối tượng: Sâu bọ gây hại nông nghiệp như ruồi giấm, ruồi Glossina, ruồi Screw-worm, ruồi đục quả, bướm đêm,...

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

- Nguyên lí cơ bản của SIT: Trứng được thu thập và đặt trên khay nơi trứng nở thành ấu trùng. Sau khi phát triển thành nhộng, nhộng được đánh dấu bằng thuốc màu đặc biệt và được chiếu xạ bằng tia X. Nhộng sau chiếu xạ bị vô sinh sẽ được vận chuyển đến các cơ sở ấp. Khi ruồi chui ra khỏi vỏ nhộng đều là ruồi đực và được chứa trong các thùng chứa, vận chuyển đến khu vực cần tiêu diệt côn trùng dịch hại. Ruồi được thả ra để hoạt động tự nhiên, chúng sẽ giao phối bình thường với ruồi cái nhưng trứng sẽ không nở thành ấu trùng mới và không gây hại cho quả.

- Ưu điểm:

+ Côn trùng vô sinh từ SIT không tự sinh sản, nhân bản, do đó không thể hình thành trong môi trường tự nhiên.

+ SIT phá vỡ chu kì sinh sản của côn trùng gây hại hay còn được gọi là kiểm soát tự diệt.

+ SIT không đưa các loài không phải bản địa vào hệ sinh thái.

- Lợi ích đối với nông nghiệp: giảm đáng kể thiệt hại trong sản xuất cây trồng và vật nuôi; bảo vệ các ngành trồng trọt và chăn nuôi thông qua việc ngăn chặn sự xâm nhập của dịch hại; tạo các điều kiện để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường có giá trị cao mà không bị hạn chế về kiểm dịch; bảo vệ và tạo việc làm trong nông nghiệp; giảm đáng kể chi phí sản xuất và không gây hại cho sức khỏe con người; bảo vệ môi trường thông qua việc giảm sử dụng thuốc diệt côn trùng.

b) Các gene chống chịu

- Công nghệ di truyền có thể giúp chuyển gene kháng sâu, bệnh từ loài này sang loài khác, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng sâu, bệnh.

- Các cây trồng được chuyển gene có khả năng chống chịu sâu hại, kháng thuốc diệt cỏ tốt hơn, cho năng suất cao hơn.

………………………….

------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay