Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Kết nối tri thức CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG III. MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (5 TIẾT)

Hoạt động III.1. Nho giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 13 – 15, mục Em có biết, thông tin mục III.1 SGK tr.13 – 15 và trả lời câu hỏi: 

- Nho giáo sau khi được truyền bá vào Việt Nam đã được tiếp nhận, sáng tạo như thế nào?

- Dựa vào thông tin trong bài học và trải nghiệm thực tiễn của em, hãy phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam hiện nay. 

c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS (timeline, infogracphic,…) về những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Các tôn giáo cùng tồn tại và bình đẳng với nhau, gồm những tôn giáo có nguồn gốc du nhập từ bên ngoài (Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Hồi giáo,…) và cả những tôn giáo có nguồn gốc bản địa (đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,…). 

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Nho giáo.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Phật giáo.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Đạo giáo.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về Cơ đốc giáo.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về một số tôn giáo khác.

- GV dẫn dắt vào HD III.1: Nho giáo không phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó với đủ 4 yếu tố về đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Tuy nhiên, thực tế, trong diễn trình lịch sử thời kì quân chủ, có thời kì Nho giáo đã được độc tôn, đề cao, trở thành học thuyết chính trị, tư tưởng mang màu sắc tôn giáo. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: Khai thác Hình 13 – 15, mục Em có biết, thông tin mục III.1 SGK tr.13 – 15 và trả lời câu hỏi: Nho giáo sau khi được truyền bá vào Việt Nam đã được tiếp nhận, sáng tạo như thế nào?

- GV khuyến khích HS sử dụng timeline, infogracphic,… để giới thiệu. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Nho giáo (Đính kèm phía dưới Hoạt động III.1).

- GV cho HS xem hình ảnh flycam về khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh, giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

https://www.youtube.com/watch?v=MU5HWejzxwI

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS cả lớp chia làm 4 đội chơi. Các đội chơi viết đáp án vào bảng phụ, thực hiện nhiệm vụ: Hãy phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam hiện nay.

+ GV và HS cùng đánh giá, nhận xét câu trả lời của các đội và  tìm ra đội thắng cuộc.

- GV mở rộng kiến thức, liên hệ và yêu cầu HS cho biết: Nêu các câu thành ngữ, tục ngữ thể hiện những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong xã hội thông qua các phong tục, tập quán.

Gợi ý:

+ Tư tưởng về lối sống quân tử: 

  • “Quân tử phòng thân”.

  • “Quân tử nhất ngôn cửu đỉnh”.

+ Tư tưởng gia trưởng phụ quyền:

  • “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

  • “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”.

+ Tư tưởng trọng nam, khinh nữ”

  • “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. 

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 nêu những biểu hiện của Nho giáo sau khi được truyền bá vào Việt Nam sau khi được tiếp nhận và sáng tạo. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thuyết minh, giới thiệu về Văn Miếu, Quốc Tử Giám (Đính kèm phía dưới Hoạt động III.1). 

- GV mời các đội chơi nêu đáp án trò chơi “Ai hiểu biết hơn”. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nho giáo chính thức được tiếp nhận bởi nhà nước, được truyền bá một cách chính thức trong đời sống cung đình và đời sống chính trị, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong tục tập quán, lối sống, tâm lí xã hội truyền thống ở Việt Nam. 

- GV mở rộng:

+ Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo với 4 thời kì chính: 

  • Thế kỉ I – thế kỉ IX: Nho giáo bước đầu du nhập. Từ thế kỉ VI, Nho giáo phổ biến hơn trước, nhưng chủ yếu ở các đô thị. Ảnh hưởng của Nho giáo trong dân gian còn rất hạn chế.

  • Thế kỉ X – đầu thế kỉ XV: Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, ảnh hưởng của Nho giáo mờ nhạt. Thời Lý, Trần, Nho giáo từng bước phổ biến, gắn liền với chính sách giáo dục, khoa cử của triều đình. Từ cuối thời Trần đến thời Hồ, Nho giáo ngày càng được đề cao, trở thành ý thức hệ tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị.

  • Đầu thế kỉ XV – thế kỉ XVII: Thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, đặc biệt là những chính sách của Lê Thánh Tông. Thời Mạc và Lê trung hưng, Nho giáo tiếp tục phổ biến, được triều đình duy trì và bảo vệ, nhưng không còn độc tôn như trước. Ở vùng đất phía nam thời chúa Nguyễn, ảnh hưởng của Nho giáo mờ nhạt.

  • Thế kỉ XVIII – thế kỉ XX: Từ cuối thời Lê trung hưng, Nho giáo ngày càng bộc lộ nhiều yếu tố tiêu cực. Đầu thế kỉ XIX Nho giáo được nhà Nguyễn phục hồi và củng cố, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ thời vua Minh Mạng. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nho giáo suy tàn.

+ Bên cạnh những yếu tố tích cực, trong đời sống văn hóa – xã hội, Nho giáo cũng có những biểu hiện tiêu cực hoặc hạn chế như tâm lí trọng nam, khinh nữ; thói gia trưởng; quan niệm tôn ti, đẳng cấp,…

- GV chuyển sang nội dung mới. 

III. Một số tôn giáo ở Việt Nam

1. Nho giáo

* Lịch sử hình thành và quá trình truyền bá:

- Nho giáo là một hệ thống triết học chính trị - xã hội, giáo dục, đạo đức do Khổng Tử sáng lập vào khoảng thế kỉ VỊ TCN ở Trung Quốc.

 

- Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc (khoảng thế kỉ đầu Công nguyên), có quá trình được tiếp nhận, phát triển trải qua nhiều thời kì thăng trầm của lịch sử.

+ Thời Bắc thuộc: Nho giáo từng bước được truyền bá vào Giao Chỉ cùng với Phật giáo và Đạo giáo.

+ Thời Lý:

  • Nho giáo bắt đầu “có chỗ đứng” trong tam giáo (gồm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo). 

  • Triều đình cho xây dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử.

+ Thời Trần: Nho học phát triển khá mạnh, Quốc Tử Giám được mở rộng.

+ Thời Lê sơ: 

  • Nho giáo được độc tôn, mang màu sắc tôn giáo nhất định.

  • Hệ thống giáo dục Nho học mở rộng, thành lập các trường tư. 

  • Triều đình đẩy mạnh việc phổ biến Nho giáo xuống tận làng xã.

+ Thời Nguyễn:

  • Xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Phú Xuân.

  • Chủ trương phục hồi, phát triển giáo dục Nho học mang tính hệ thống.

+ Từ đầu thế kỉ XX: 

  • Nho giáo suy tàn, chấm dứt nền giáo dục, khoa cử thời quân chủ. 

  • Xu hướng phê phán những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu của Nho giáo diễn ra ngày càng mạnh.

* Ảnh hưởng, biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam:

- Trong lịch sử: Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội, đạo đức và văn hoá, giáo dục ở các triểu đại từ Lý, Trần đến Nguyễn.

- Hiện nay: 

+ Hoạt động thờ Khổng Tử và các bậc tiên Nho thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân vẫn được duy trì ở nhiều văn miếu, văn từ, văn chỉ.

+ Đạo lí của Nho giáo về hiếu, lễ, nghĩa, trung, tín,... hay quan niệm về “tam tòng, tứ đức” ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng trong nhận thức và ứng xử của nhân dân, gắn với những ảnh hưởng khá tích cực như lối sống trật tự, khuôn phép, “trên kính dưới nhường”.

 

 

 

 

Tư liệu 6: Nho giáo.

     6.1. “Những nội dung văn hóa, tín ngưỡng, tập tục mà Nho giáo tạo ra cho lịch sử như tục cưới xin, tục ma chay, tục thờ cúng tổ tiên; các lễ hội cầu an, cầu phúc, cầu mưa; tình cảm kính già yêu trẻ, tôn trọng thầy giáo,… đều có nguồn gốc từ “Kinh Lễ”, từ đạo hiếu,… từ tâm lí tôn sư trọng đạo của Nho giáo”. 

(Nguyễn Tài Thư, Nho học và lịch sử tư tưởng Việt Nam, 

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2020, tr.50)

     6.2. Nho giáo quan niệm Trời là chủ thể của càn khôn vũ trụ và vạn vật nên điều khiển tất cả mọi sự biến hoá, xoay chuyển trong vũ trụ. Đó chính là Thiên mệnh (mệnh Trời). Sách “Thượng Thư” viết rằng: “Chỉ có Trời Đất là cha mẹ của vạn vật, trong vạn vật, người là linh hơn cả. Người là con Trời nhưng cũng là dân của Trời. Thiên tử (con Trời) là người thay Trời để cai trị dân chúng và mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng”. Không chỉ Nho gia mà một bộ phận lớn nhân dân tôn vinh đức Khổng Tử là bậc thánh trong thiên hạ. Họ lập Văn Miếu hay Văn Thánh Miếu làm nơi thờ Khổng Tử và các học trò của ngài cùng với các Tiên hiền, Tiên nho qua các thời kì. Vì thế, Nho giáo còn được gọi là Đạo Nho hay Đạo Khổng.

     6.3. Khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt đã tiếp thu nội dung khái niệm “tam cương” và “Ngũ thường” để hình thành các chuẩn mực đạo đức - xã hội. 

     “Tam cương” gồm 3 mối quan hệ cốt yếu trong xã hội là: quân thần cương (quan hệ vua - tôi), phụ tử cương (quan hệ cha - con), phu phụ cương (quan hệ chồng - vợ). Tam cương thể hiện khuôn phép, kỉ luật trong xã hội phong kiến.

     “Ngũ thường” gồm 5 đức cơ bản của con người: nhân (học cách làm người tốt), nghĩa

(chính nghĩa, công bằng, ngay thẳng), lễ (lễ độ, hoà nhã, tôn trọng), trí (trí tuệ, khôn ngoan, biết lí lẽ và tín (uy tín, tín nhiệm, có lòng tin). Ngũ thường góp phần quan trọng hình thành các chuẩn mực đạo đức - xã hội phong kiến.

 

GIỚI THIỆU, THUYẾT MINH VỀ VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

      Văn Miếu ở Hà Nội được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1070): Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Miếu ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật (dài 300 m, rộng 70 m), xung quanh là tường gạch, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gốm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Về sau, kiến trúc khu Văn Miếu dần được hoàn thiện: từ ngoài vào trong có các cống lần lượt là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học.

     Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Chu Văn An - người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Trong Văn Miếu có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiển Nho để thờ cúng. Về sau, Quốc Tử Giám được xây dựng ngay bên cạnh, biến khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền nho mà còn trở thành trường quốc học đầu tiên của Việt Nam và là trung tâm giáo dục Nho học cao cấp, lớn nhất dưới thời quân chủ.

     Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, có những đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước. Từ năm 1962, di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng quốc gia và đến nay là Di tích Quốc gia đặc biệt, 82 tấm bia được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới. Di tích luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, tổ chức quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Năm 1988, Thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và giao nhiệm vụ quản lý di tích trực tiếp và toàn diện. Hiện nay, các hạng mục kiến trúc chính trong di tích đã được tu bổ, phục dựng để phục vụ nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị, khai thác du lịch của thủ đô cũng như của cả nước.

Video: Văn Miếu – Biểu tượng của Nho giáo Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=nBnlMLIfgio

Hoạt động III.2. Phật giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, tham quan chùa ở địa phương. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 16 – 18, thông tin mục III.2 SGK tr.15 – 17 và thực hiện nhiệm vụ:

- Qua hoạt động tham quan, trải nghiệm ở một ngôi chùa cụ thể, kết hợp khai thác thông tin trong mục, hãy chỉ ra một số biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội của người Việt Nam hiện nay.

- Vì sao nói: Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành với lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay