Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp - Chân trời sáng tạo - Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS ………………..

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Đâu là môi trường làm việc của các kĩ sư kĩ thuật?

  1. Văn phòng thoáng mát, yên tĩnh.

  2. Môi trường phải tiếp xúc với máy móc, ồn ào, khói bụi.

  3. Không có chỗ làm cụ thể.

  4. Trong trường học, khu dân cư.

Câu 2 (0,25 điểm). Giáo dục thường xuyên dành cho những đối tượng nào?

  1. Người ở lứa tuổi từ lớp 10 đến lớp 12, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.

  2. Người ở các lứa tuổi và trình độ, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.

  3. Người ở lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.

  4. Người ở lứa tuổi từ năm 1 đến năm 2 đại học, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói đúng về khái niệm nghề nghiệp?

  1. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.

  2. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.

  3. Là tập hợp các công việc cụ thể, có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.

  4. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.

Câu 4 (0,25 điểm). Điền từ còn thiếu vào chỗ trống khi nói về khái niệm phân luồng trong giáo dục:

Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện (1) ... trong giáo dục, tạo (2) ... để học sinh tốt nghiệp (3) ..., (4) ... tiếp tục học ở cấp học.

  1. (1) đào tạo; (2) điều kiện; (3) trung học phổ thông; (4) đại học.

  2. (1) đào tạo; (2) điều kiện; (3) trung học cơ sở; (4) trung học phổ thông.

  3. (1) hướng nghiệp; (2) tiền đề; (3) trung học cơ sở; (4) trung học phổ thông.

  4. (1) hướng nghiệp; (2) điều kiện; (3) tiểu học; (4) trung học cơ sở.

Câu 5 (0,25 điểm). Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?

  1. Thu nhập ổn định, bền vững.

  2. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.

  3. Thỏa mãn đam mê, khát khao.

  4. Tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Câu 6 (0,25 điểm). Đặc điểm của chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động là gì?

  1. Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp.

  2. Trình độ lao động cao nhưng chưa đáp ứng được thị trường lao động.

  3. Vẫn còn thấp và chậm cải thiện, khan hiếm lao động trình độ cao.

  4. Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn cao nhưng chưa phù hợp với thực tiễn việc làm.

Câu 7 (0,25 điểm). Giáo dục phổ thông có hai thời điểm phân luồng là gì?

  1. Sau tốt nghiệp trung học phổ thông và sau tốt nghiệp đại học.

  2. Sau tốt nghiệp trung học tiểu học và sau tốt nghiệp trung học cơ sở.

  3. Sau tốt nghiệp trung học cơ sở và sau tốt nghiệp trung học phổ thông.

  4. Sau tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ.

Câu 8 (0,25 điểm). Sự mất cân đối cung – cầu lao động được thể hiện ở những khu vực nào?

  1. Trong phạm vi cả nước nói chung cũng như giữa các vùng, khu vực và ngành nghề.

  2. Trong phạm vi cả nước nói chung cũng như giữa các doanh nghiệp.

  3. Trên phạm vi cả nước.

  4. Giữa các doanh nghiệp, các vùng và khu vực ngành nghề.

Câu 9 (0,25 điểm). Mục đích của sản phẩm kĩ thuật, công nghệ là gì?

  1. Tạo ra sản phẩm phục vụ sản xuất và cuộc sống con người.

  2. Tạo ra quy mô lớn về kĩ thuật, công nghệ phát triển xã hội.

  3. Giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động.

  4. Đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Câu 10 (0,25 điểm). Nhóm ngành nào được đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ?

  1. Nhóm ngành an toàn thông tin có đào tạo, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
  2. Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng và công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
  3. Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông.
  4. Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.

Câu 11 (0,25 điểm). Đâu không phải môi trường làm việc của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Môi trường năng động, hiện đại.

  2. Môi trường ổn định, không áp lực.

  3. Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

  4. Môi trường phải đối mặt với áp lực công việc lớn.

Câu 12 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục nào gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông?

  1. Giáo dục thường xuyên.

  2. Giáo dục cao đẳng.

  3. Giáo dục đại học.

  4. Giáo dục phổ thông.

Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Sản phẩm lao động

  2. Đối tượng lao động.

  3. Môi trường lao động.

  4. Thu nhập lao động.

   Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là hướng mà học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông lựa chọn?

  1. Học nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở các cơ sở giáo dục.

  2. Học nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục trình độ đại học.

  3. Học Tiến sĩ về ngành công nghệ cơ khí.

  4. Học ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng.

Câu 15 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động?

  1. Sự phát triển của công nghệ, cơ khí.

  2. Sự chuyển dịch cơ cấu.

  3. Nhu cầu lao động.

  4. Nguồn cung lao động.

Câu 16 (0,25 điểm). Nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là gì?

  1. Thị trường trao đổi - sản xuất.

  2. Thị trường lao động.

  3. Thị trường trao đổi hàng hóa.

  4. Thị trường chuyển dịch cơ cấu hàng hóa.

    Câu 17 (0,25 điểm). Mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

  1. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

  2. Nâng cao trình độ tri thức và văn hóa của cộng đồng.

  3. Cung cấp giáo dục miễn phí cho tất cả học sinh.

  4. Xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

    Câu 18 (0,25 điểm). Những tiến bộ về công nghệ có vai trò gì đối với thị trường lao động?

  1. Làm thay đổi nguồn nhân lực trong thị trường theo hướng tích cực. 
  2. Cung cấp kĩ năng thiết yếu như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo.
  3. Làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng thấp đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn.
  4. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nhiều công việc thay đổi theo hướng giảm bớt cầu lao động.

    Câu 19 (0,25 điểm). Theo em, đâu không phải là yêu cầu cơ bản đối với kĩ sư kĩ thuật, công nghệ?

  1. Có trình độ và kiến thức chuyên môn vững vàng.

  2. Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.

  3. Sử dụng thành thạo các phần mềm trong thiết kế và sản xuất.

  4. Thông thạo ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật công nghệ.

Câu 20 (0,25 điểm). Vai trò của nghề quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính là gì?

  1. Đảm bảo vận hành và an toàn, bao gồm cả dữ liệu, phần cứng, phần mềm, mạng và hệ điều hành.

  2. Đào tạo chuyên sâu về mạng máy tính và an ninh mạng.

  3. Làm việc tại các công ty chuyên về an ninh mạng.

  4. Đảm bảo vận hành dữ liệu an ninh mạng.

    Câu 21 (0,25 điểm). Để đưa ra quyết định chọn nghề tương lai cho phù hợp, mỗi học sinh cần phải làm gì?

  1. Có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động nghề nghiệp.

  2. Căn cứ lựa chọn nghề phù hợp với sở thích với bản thân.

  3. Có kế hoạch học tập, lựa chọn nghề phù hợp thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

  4. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ ở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Câu 22 (0,25 điểm). Ưu điểm của mô hình đào tạo 9+ so với các hệ đào tạo cùng bậc hiện nay là gì?

  1. Học sinh gặp khó khăn trong việc di chuyển giữa hai trường để vừa học văn hóa và học nghề.

  2. Vừa được học, vừa được trải nghiệm thực tế, không nhàm chán.

  3. Sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc ngay, không mất thời gian thử việc.

  4. Giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế,...

Câu 23 (0,25 điểm). Chương trình đào tạo của ngành nghề nào dưới đây tập trung nghiên cứu, thiết kế, điều kiện các hệ thống và dây chuyền sản xuất một cách tự động?

  1. Kỹ sư xây dựng và quản lý dự án.

  2. Kỹ sư cơ khí ô tô. 

  3. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. 

  4. Kỹ sư điện tử và viễn thông.

Câu 24 (0,25 điểm). Tuấn có sở thích công nghệ và mong ước sau này có thể làm được công việc chủ yếu liên quan đến việc phát triển mã nguồn cho ứng dụng và hệ thống. Theo em, Tuấn nên lựa chọn nghề nghiệp nào dưới đây để phù hợp với đam mê của bạn ấy?

  1. Kỹ sư cầu nối.

  2. Lập trình viên.

  3. Chuyên viên phân tích số liệu.

  4. Quản lý chất lượng.

    Câu 25 (0,25 điểm). Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Cung cấp thông tin về thị trường lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

  2. Giúp các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo cho các ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp.
  3. Giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp và có chất lượng.
  4. Giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề, cấp học và trình độ đào tạo không phù hợp với năng lực.

    Câu 26 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Nhu cầu giảm tuyển dụng nghề nghiệp. 
  2. Tình trạng xu hướng việc làm của nghề nghiệp.
  3. Tiền lương và tiền công.
  4. Các cơ sở đào tạo nào đang đào tạo nghề nghiệp.

    Câu 27 (0,25 điểm). Vì sao sự đổi mới công nghệ lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?

  1. Vì công nghệ mới thường tạo ra nhu cầu mới về lao động chất lượng cao. 
  2. Vì sự đổi mới công nghệ giúp giảm bớt nhu cầu về lao động.
  3. Vì sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến việc cải thiện năng suất lao động.
  4. Vì sự đổi mới công nghệ không ảnh hưởng đến thị trường lao động.

    Câu 28 (0,25 điểm). Tại sao xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo có kinh nghiệm luôn chiếm tỉ lệ cao?

  1. Do doanh nghiệp không tin tưởng vào lao động mới.

  2. Do lao động đã qua đào tạo có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.
  3. Do lao động mới không muốn làm việc.
  4. Do lao động đã qua đào tạo thường có thu nhập cao hơn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu những hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phù hợp với học sinh sau khi kết thúc trung học cơ sở.

     Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể.

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ……………………………………………………………………………………….…

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Chủ đề 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

3

0

3

0

2

0

0

1

8

1

3,0

 

Chủ đề 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

3

1

4

0

2

0

0

0

9

1

4,25

 

Chủ đề 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

2

0

5

0

4

0

0

0

11

0

2,75

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

8

0

0

1

28

2

10,0

 

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 1

8

1

Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Nhận biết

- Biết được môi trường làm việc của các kĩ sư kĩ thuật

- Nhận biết được định nghĩa, tính chất của nghề nghiệp.

- Biết được ý nghĩa của việc chọn đúng nghề đối với gia đình.

3

C1, C3, C5

Thông hiểu

- Nắm được mục đích của sản phẩm kĩ thuật, công nghệ.

- Biết được môi trường làm việc không phải của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Biết được đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

3

C9, C11, C13

Vận dụng

- Nắm được yêu cầu cơ bản đối với kĩ sư kĩ thuật, công nghệ.

- Đưa ra lời khuyên về ngành nghề phù hợp với sở thích, đam mê liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.

2

C19, C24

Vận dụng cao

Nêu được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội và lấy ví dụ minh hoạ cụ thể.

1

C2 (TL)

Chủ đề 2

9

1

Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm phân luồng trong giáo dục.

- Nắm được hai thời điểm phân luồng trong giáo dục phổ thông.

- Nêu được những hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phù hợp với học sinh sau khi kết thúc trung học cơ sở.

3

1

C2, C4, C7

C1 (TL)

Thông hiểu

- Biết được nhóm ngành được đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ.

- Xác định được đặc điểm của giáo dục phổ thông.

- Nắm được mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Xác định được hướng HS không thể chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

4

C10, C12, C14, C17

Vận dụng

- Biết được vai trò của nghề quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính.

- Xác định được ưu điểm của mô hình đào tạo 9+ so với các hệ đào tạo cùng bậc hiện nay.

2

C20, C22

Vận dụng cao

Chủ đề 3

7

0

Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

Nhận biết

- Nhận biết được đặc điểm của chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động.

- Nhận diện được khu vực mất cân đối cung – cầu lao động.

2

C6, C8

Thông hiểu

- Biết được nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Xác định được nội dung không đúng khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.

- Biết được vai trò của tiến bộ công nghệ đối với thị trường lao động.

- Nhận diện được ý không phải là vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Nhận diện được nội dung không phải là nội dung tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

3

C15, C16, C18, C25, C26

Vận dụng

- Xác định được trách nhiệm của HS trong việc đưa ra quyết định nghề tương lai.

- Biết được chương trình đào tạo tập trung nghiên cứu, thiết kế, điều kiện các hệ thống và dây chuyền sản xuất một cách tự động.

- Nêu được lí do sự đổi mới công nghệ ảnh hưởng đến thị trường lao động.

- Nêu được lí do xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo có kinh nghiệm luôn chiếm tỉ lệ cao.

2

C21, C23, C27, C28

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay