Đề thi giữa kì 1 địa lí 9 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Địa lí 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: Địa lí 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Đóng tàu, ô tô.
B. Luyện kim.
C. Năng lượng.
D. Khai thác, chế biến lâm sản.
Câu 2. Lợi ích của việc ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh là gì?
A. Tăng năng suất, tiết kiệm nước, quản lí tài nguyên hiệu quả, giảm sử dụng hóa chất, giảm ô nhiễm môi trường.
B. Tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư ban đầu cao, giảm ô nhiễm môi trường.
C. Tiết kiệm nước, chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao, tăng ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu, tăng năng suất, tiết kiệm nước, quản lí tài nguyên hiệu quả.
Câu 3. Cây lương thực ở nước ta bao gồm:
A. lúa, ngô, khoai, sắn.
B. lạc, khoai, sắn, mía.
C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.
D. mía, đậu tương, khoai, sắn.
Câu 4. Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
Câu 5. Mật độ dân số của Việt Nam thuộc nhóm nước có:
A. Có mật độ dân số rất thấp trong khu vực và trên thế giới.
B. Có mật độ dân số rất cao trong khu vực và cao trên thế giới.
C. Có mật độ dân số cao trong khu vực và trên thế giới.
D. Có mật độ dân số cao trong khu vực và trung bình trên thế giới.
Câu 6. Hai loại quần cư chủ yếu ở Việt Nam khác nhau về:
A. Mật độ dân số, ngành nghề chính, pháp luật.
B. Lối sống, đời sống kinh tế, mật độ nhà ở.
C. Chức năng, hoạt động, kinh tế, mật độ dân số, kiến trúc cảnh quan.
D. Tỉ lệ người sống tại quần cư, đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống thị tộc (dòng dõi).
Câu 7. Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?
A. Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.
B. Có rất nhiều dân tộc ít người.
C. Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.
D. Chiếm phần lớn số dân cả nước.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Em hãy trình bày các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp.
b. Vì sao một số tỉnh ở Tây Nguyên lại có thể trồng một số loại cây của vùng cận nhiệt?
Câu 2 (1,0 điểm). Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta.
Câu 3 (0,5 điểm). Em hãy trình bày những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm.
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM | ||||||||
Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số | 1 | 1 | ||||||
Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | 1 | 1 | ||||||
Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng | 1 | 1 | ||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ | ||||||||
Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | 1 | 1a | 1 | 1b | ||||
Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về mô hình sản xuất nông nghiệp | 1 | |||||||
Bài 6: Công nghiệp | 1 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 ý |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ – CÁNH DIỀU)
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM | ||||||
Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số | Nhận biết | Nhận biết được vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được phát biểu đúng về dân cư vùng đồng bằng nước ta. | 1 | C8 | |||
Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Nhận biết | Nhận biết được mật độ dân số của nước ta. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được sự khác biệt của hai loại hình quần cư. | 1 | C6 | |||
Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng | Thông hiểu | - Chỉ ra được biện pháp giải quyết vấn đề việv làm ở nươc ta. | 1 | 1 | C4 | C3 (TL) |
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ | ||||||
Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản | Nhận biết | - Nhận biết được những loại cây lương thực ở nước ta. - Nhận biết được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp. | 1 | 1 | C3 | C1a (TL) |
Vận dụng | Trình bày được ý nghĩa của phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng cao | Giải thích được nguyên nhân vì sao ở vùng Tây Nguyên lại có thể phát triển các loại cây của vùng cận nhiệt. | 1 | C1b (TL) | |||
Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về mô hình sản xuất nông nghiệp | Thông hiểu | Chỉ ra được lợi ích của việc ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh. | 1 | C2 | ||
Bài 6: Công nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được ngành công nghiệp trọng điểm nước ta. | 1 | C1 |