Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1

         PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9

  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, thích nghi là gì?

  1. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh để phù hợp với xu hướng.

  2. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường để phù hợp với xu hướng, yêu cầu khách quan.
  3. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của hoàn cảnh để phù hợp với xu hướng, điều kiện chủ quan đưa tới.  
  4. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh để phù hợp với xu hướng và yêu cầu chủ quan đem tới.

    Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, tích cực là gì?

  1. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ, hành động và nhận định mọi vấn đề theo hướng khả thi nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.

  2. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ, hành động mọi vấn đề theo hướng tốt đẹp nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.

  3. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ, hành động và nhận định mọi vấn đề theo hướng tốt đẹp nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.

  4. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ và nhận định mọi vấn đề theo hướng tốt đẹp nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.

     Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là những lời nói, việc làm thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của người xung quanh?

  1. Giữ bình tĩnh trước những ý kiến trái chiều với mình.

  2. Cởi mở, hòa đồng với tất cả mọi người. 

  3. Không chê bai, miệt thị, khích bác người khác biệt với mình.

  4. Miệt thị người khác với những đặc điểm khác lạ trước đám đông.

     Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, đâu là một mạng xã hội được học sinh sử dụng? 

  1. Google docs.

  2. Powerpoint.

  3. Microsoft Edge.

  4. Locket. 

     Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, tôn trọng là gì?

  1. Thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.

  2. Thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực, coi trọng nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.

  3. Thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.
  4. Thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là hành vi thể hiện sự tôn khác biệt khi nhận được những quan điểm khác nhau?

  1. Đưa ra nội dung đối thoại, vấn đề tranh luận cụ thể. 
  2. Nhận diện cảm xúc của bản thân khi có ý kiến trái chiều.

  3. Bày tỏ cảm xúc không hài lòng của bản thân và đề nghị bạn không tiếp tục tham gia vào chủ đề đang nói tới.

  4. Xác định những hành vi, lời nói cần làm để thể hiện sự tôn trọng ý kiến của bạn.

    Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là hành vi tích cực trong giao tiếp, ứng xử?

  1. Sử dụng lời nói dí dỏm để tạo cho người tiếp xúc thiện cảm.

  2. Nói năng lưu loát tránh để gây ra hiểu lầm khi giao tiếp.

  3. Lắng nghe người nói để thể hiện sự tôn trọng đối với người nói.

  4. Suy diễn quá mức những lời nói của người đang trình bày.

     Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

  1. Chưa có phương pháp học tập phù hợp.

  2. Kì vọng của cá nhân và người thân quá cao.

  3. Nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.

  4. Chưa cân bằng thời gian dành cho học tập và giải trí. 

    Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

  1. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn của nạn nhân.

  2. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.

  3. Gây ra sự tự ti, chán nản, trầm cảm,....

  4. Cú sốc tâm lí, ám ảnh không thể quên. 

    Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

  1. Do tiếp xúc, giao du với các bạn có xu hướng bạo lực. 
  2. Do thiếu thốn tình thương của gia đình, thầy cô, bạn bè.
  3. Do chơi các trò chơi có nội dung bạo lực. 
  4. Do thiếu kĩ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. 

     Câu 11 (0,5 điểm). Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân giúp chúng ta……………………….”.

  1. Nhận được sự tôn trọng và ca ngợi của mọi người. 

  2. Tạo được sự tin tưởng của mọi người. 

  3. Đạt được hiệu quả trong giao tiếp và trong cuộc sống.

  4. Kiểm soát, thao túng được các mối quan hệ xung quanh. 

     Câu 12 (0,5 điểm). Chỉ ra kết quả khi tham gia hoạt động công ích ở trường trong trường hợp sau: 

Hôm nay nhà trường tổ chức hoạt động “Kế hoạch nhỏ” các bạn ai cũng vui và phấn khởi khi thu gom được rất nhiều các đồ dùng tái chế đến trường. Riêng chỉ có Duy là không có gì để đóng góp. Thấy Duy buồn bã các bạn trong lớp chia một phần đồ tái chế để Duy có đồ để nộp.

  1. Duy phát triển được các kĩ năng giải quyết tình huống.

  2. Duy mở rộng được các mối quan hệ và thúc đẩy tình cảm với các bạn trong lớp.

  3. Duy phát triển được kĩ năng giao tiếp.

  4. Duy lan tỏa được thông điệp yêu thương đến cả lớp. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống trong các tình huống sau:

      - Tình huống 1: Gia đình Mạnh có truyền thống học tập tốt. Bố mẹ thường kể về tấm gương học tập của các anh chị trong khi nói chuyện với Mạnh. Nhiều lúc bố nói, Minh cần cố gắng học tốt noi gương theo anh chị. Mạnh thực sự cảm thấy bị áp lực.

      - Tình huống 2: Bình là một học sinh ít nói, rụt rè cho nên thường xuyên bị các bạn trêu chọc. Điều này khiến cho Bình rất căng thẳng và lo lắng. 

    Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số lưu ý khi thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống

1

0

1

0

0

1

0

0

2

1

4,0

  

Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực

2

0

1

0

1

0

0

1

4

1

3,0

  

Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

1

0

4

0

1

0

0

0

6

0

3,0 

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 1

2

1

Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của thích nghi. 

1

C1

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống.

1

C8

Vận dụng

Xác định và xử lí tình huống thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống trong các tình huống.

1

C1 (TL)

Vận dụng cao

Chủ đề 2

4

1

Giao tiếp, ứng xử tích cực

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của tích cực.

- Nhận diện được một mạng xã hội được học sinh sử dụng.

2

C2

C4 

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là hành vi tích cực trong giao tiếp, ứng xử.

1

C7 

Vận dụng

- Nắm được ý nghĩa của việc nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân. 

1

C11

Vận dụng cao

Nêu một số lưu ý khi thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

1

C2 (TL)

Chủ đề 3

6

0

Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của tôn trọng.

2

C5

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là những lời nói, việc làm thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của người xung quanh.

- Nhận diện được ý không  phải là hành vi thể hiện sự tôn khác biệt khi nhận được những quan điểm khác nhau.

- Nhận diện được ý không phải là hậu quả của bạo lực học đường.

- Nhận diện được ý không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường.

3

C3

C6

C9

C10

Vận dụng

- Nhận diện được kết quả khi tham gia hoạt động công ích ở trường.

1

C12

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay