Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Hoá học Kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường được dùng để chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ học cao?
A. Chromium.
B. Nhôm.
C. Sắt.
D. Đồng.
Câu 2. Một bạn quan sát thấy bề mặt một vật sáng lấp lánh dưới ánh nắng. Đó có thể là bề mặt vật nào sau đây?
A. Viên bi nhựa.
B. Mảnh giấy nhôm.
C. Thanh đất sét.
D. Tờ giấy.
Câu 3. Cho phản ứng: Fe + CuSO4 Muối X + Kim loại Y. Y là
A. CuSO4.
B. FeSO4.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 4. Hiện tượng xảy ra khi đun nóng chảy một mẩu natri rồi đưa nhanh vào bình khí chlorine là
A. xuất hiện những tia sáng chói và khói màu trắng.
B. natri cháy sáng tạo khí màu nâu đỏ.
C. natri cháy sáng tạo chất rắn màu trắng.
D. tạo thành khói nâu đỏ và chất rắn màu trắng.
Câu 5. Kim loại nào sau đây đứng sau Pb trong dãy hoạt động hóa học?
A. Cu.
B. Na.
C. Fe.
D. Al.
Câu 6. Kim loại nào dưới đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Ag.
B. Zn.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 7. Kim loại đứng liền trước Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại là
A. Na.
B. Ca.
C. Mg.
D. Zn.
Câu 8. Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại
A. Zn.
B. Fe.
C. Mg.
D. Cu.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Cho hỗn hợp gồm 1,28 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với 1M dung dịch hydrochloric acid. Sau phản ứng thu được 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn).
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng.
Câu 2. (2 điểm) Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Xác định thành phần chất rắn D.
Câu 3 (1 điểm) Các kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh thường tạo thành các hợp chất bền hơn so với các kim loại có mức độ hoạt động hóa học yếu.
Khi bị đun nóng, nhiều muối carbonate sẽ phân hủy thành oxide base (hay basic oxide) và carbon dioxide. Nhiệt độ phân hủy của calcium carbonate (CaCO3), magnesium carbonate (MgCO3) và silver carbonate (Ag2CO3) lần lượt vào khoảng 900 oC, 450 oC và 220oC.
a. Theo em, vì sao nhiệt độ phân hủy của các muối trên giảm dần?
b. Dự đoán xem sodium carbonate (hay soda) khó hay dễ bị phân hủy hơn so với calcium carbonate. Vì sao?
BÀI LÀM
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chương VI. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | Bài 18. Tính chất chung của kim loại | 4 | 1 | 4 | 1 | 5đ | ||||||
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học | 4 | 1 | 1 | 4 | 2 | 5đ | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 điểm | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 0đ | 3đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN | TL | TN | TL | |||
Chương VI. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | 8 | 3 | ||||
Bài 18. Tính chất chung của kim loại | Nhận biết | - Nêu được tính chất vật lí của kim loại - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại- Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng) | 4 | C1, 2, 3, 4 | ||
Thông hiểu | 1 | C1 | ||||
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học | Nhận biết | - Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au) - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học | 4 | C5, 6, 7, 8 | ||
Vận dụng | 1 | C2 | ||||
Vận dụng cao | 1 | C3 |