Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều CĐ 1 Bài 4: Tìm hiểu về công nghiệp silicate

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Bài 4: Tìm hiểu về công nghiệp silicate. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

BÀI 4: TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHIỆP SILICATE

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức 

  • Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
  • Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. 
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan.

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.
  • Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT. 
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, vở ghi. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học, tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

b. Nội dung: HS nhớ lại một số kiến thức về đại cương kim loại.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số kiến thức liên quan đến đại cương kim loại.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khóa.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Câu 1. Ngành thực hiện các hoạt động thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng, công trình, nhà ở.

Câu 2. Tên một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng.

Câu 3. Tên loại cát có thành phần chính là SiO2, còn gọi là cát thạch anh.

Câu 4. Tên loại đồ dùng để đựng cơm và thức ăn của người Việt.

Câu 5. Tên loại hợp chất tạo bởi một nguyên tố oxygen.

Câu 6. Tên loại vật liệu trong suốt, tương đối cứng nhưng giòn và dễ vỡ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đất sét là nguyên liệu chính của công nghiệp silicate, tiếp đến là cát trắng (cát thạch anh), đá vôi, thạch cao. Để biết các quy trình sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng – sản phẩm của công nghiệp silicate, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay Bài 4: Tìm hiểu về công nghiệp silicate.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghiệp silicate

a. Mục tiêu: Nêu được các ngành thuộc công nghiệp silicate; chỉ ra được nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ để trả lời câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các ngành thuộc công nghiệp silicate; nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trang 24 SCĐ và cho biết: Ngành công nghiệp silicate là gì?

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời Câu hỏi 1: Hãy kể một số đồ dùng, dụng cụ được tạo từ nguyên liệu chính là đất sét hoặc cát.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Đặc điểm của mỗi nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin trong sách và trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời Câu hỏi 1: Một số đồ dùng, dụng cụ được tạo từ nguyên liệu chính là đất sét hoặc cát: bát sứ, đĩa sứ, ly thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, bình hoa bằng thuỷ tinh, chậu cây bằng gốm,…

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức khái quát về công nghiệp silicate và nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate.  

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Công nghiệp silicate 

1. Khái quát về công nghiệp silicate

- Đất, cát chủ yếu tạo bởi khoáng vật silicate với thành phần chính là muối silicate và silicon dioxide.

- Ngành công nghiệp silicate: ngành sản xuất thủy tinh, xi măng, gốm, sứ từ nguyên liệu chứa khoáng vật silicate và một số nguyên liệu khác.

2. Nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate

- Nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành công nghiệp silicate:

+ Đất sét: mềm, dẻo, chứa nhiều loại khoáng vật silicate, lẫn rất ít chất hữu cơ. Loại đất sét thường được sử dụng là cao lanh (đất sét trắng, tạo bởi khoáng vật kaolinite)

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Đất sét

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Cao lanh

+ Cát trắng: cát có hàm lượng khoáng vật thạch anh (thành phần chính là SiO2) cao hơn cát màu.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Cát trắng

+ Đá vôi: đá chứa khoáng vật calcite (thành phần chính là CaCO3).

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Đá vôi

Hoạt động 2: Thủy tinh

a. Mục tiêu: Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất thủy tinh từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ để trả lời câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất thủy tinh từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SCĐ và cho biết: Thành phần hóa học của thủy tinh là gì?

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn, kết hợp thông tin trong SCĐ, trả lời câu hỏi Luyện tập: Quá trình tạo hình cho các sản phẩm thủy tinh dựa trên tính chất vật lí nào của nó?

- GV tổ chức cho HS vận dụng thông tin về tính chất của thủy tinh vừa tìm hiểu để trả lời Câu hỏi 2: Vì sao người ta thường dùng chai, lọ bằng thủy tinh để đựng hóa chất hoặc một số loại gia vị?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong SCĐ và thuyết trình về nội dung: Trình bày về quy trình sản xuất thủy tinh thông thường.

- GV cho HS nghiên cứu thông tin mục Em có biết để tìm hiểu thêm về thành phần của một số loại thủy tinh đặc biệt và ứng dụng của chúng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin trong sách và trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập (DKSP).

* Trả lời Câu hỏi 2: Vì thủy tinh không bị oxi hóa, không cháy, không hút ẩm, bền trong môi trường acid (trừ hydrofluoric acid).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần hóa học, tính chất cơ bản, sản xuất thủy tinh. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Thủy tinh 

1. Thành phần hóa học của thủy tinh thông thường

- Thành phần hóa học: hỗn hợp muối silicate của sodium, của calcium và silicon dioxide.

2. Tính chất của thủy tinh thông thường

- Khi đun nóng, thủy tinh mềm dần rồi mới nóng chảy do khi giảm dần nhiệt độ, thủy tinh lỏng chuyển sang dạng mềm trước khi hóa rắn ⇒ Ứng dụng: tạo đồ dụng, dụng cụ có hình dạng khác nhau từ thủy tinh.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

- Tính chất: chất rắn không màu, trong suốt, giòn, dễ vỡ dưới tác động của lực hay nhiệt, không bị oxi hóa, không cháy, không hút ẩm, bền trong môi trường acid (trừ hydrofluoric acid).

3. Sản xuất thủy tinh

- Nguyên liệu: Cát trắng, đá vôi, soda.

- Các công đoạn sản xuất thủy tinh thông thường:

+ Nghiền, phối trộn hỗn hợp nguyên liệu.

+ Nung hỗn hợp nguyên liệu đến nóng chảy ở khoảng 1400oC.

+ Làm nguội thủy tinh nóng chảy kết hợp thổi, uống hoặc cán, ép để tạo hình sản phẩm.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Hoạt động 3: Xi măng

a. Mục tiêu: Nêu được thành phần hóa học, tính chất cơ bản của xi măng, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất xi măng từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được thành phần hóa học, tính chất cơ bản của xi măng, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất xi măng từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

 

- GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SCĐ, cho biết: Thành phần hóa học của xi măng là gì.

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau:

CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Xi măng có tính chất cơ bản gì?

- GV yêu cầu HS dựa vào tính chất của xi măng để trả lời Câu hỏi 3: Vì sao xi măng cần được bảo quản trong bao bì chống thấm?

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, hoàn thành yêu cầu: Hãy tìm hiểu và trình bày các công đoạn trong quy trình sản xuất xi măng.

- GV cung cấp thông tin cho HS về vai trò của thạch cao trong quá trình sản xuất xi măng.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về thạch cao và quặng hematite để hoàn thành câu hỏi Luyện tập 2: Cho biết công thức hóa học của các hợp chất là thành phần chính trong thạch cao và trong khoáng vật hematite.

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, từ đó trả lời Câu hỏi 4: Công đoạn nào của quá trình sản xuất xi măng dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người công nhân? Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV giảng, đọc SCĐ để tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi 3: Xi măng cần được bảo quản trong bao bì chống thấm vì khi bị ẩm hoặc thấm nước xi măng sẽ đông cứng lại, không thể sử dụng được nữa.

* Trả lời câu hỏi Luyện tập 2:

+ Hợp chất là thành phần chính trong thạch cao: CaSO4;

+ Hợp chất là thành phần chính trong khoáng vật hematite: Fe2O3.

* Trả lời Câu hỏi 4: Công đoạn: “Nghiền clinker rồi trộn với bột thạch cao và một số chất phụ gia khác để thu được xi măng Portland màu xám” dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người công nhân do công đoạn này phát sinh nhiều bụi mịn.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, chuẩn kiến thức về thành phần hóa học, tính chất cơ bản, phương pháp sản xuất xi măng. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Xi măng

1. Thành phần hóa học của xi măng Portland 

- Thành phần chính là 3CaO.Al2O3 và một số thành phần khác như 2CaO.SiO2, 3CaO.SiO2.

2. Tính chất của xi măng Portland

- Có dạng bột mịn, màu lục xám, dễ hút ẩm.

- Khi trộn với nước, xi măng sẽ đông cứng sau vài giờ ⇒ Ứng dụng: Làm vật liệu kết dính trong xây dựng bằng cách trộn với cát, nước,….

3. Sản xuất xi măng Portland 

- Nguyên liệu: Đá vôi, đất sét, quặng sắt, thạch cao, chất phụ gia.

- Các công đoạn trong quy trình sản xuất xi măng Portland: 

+ Nghiền hỗn hợp nguyên liệu gồm đá vôi, đất sét, quặng sắt.

+ Nung hỗn hợp nguyên liệu trong lò ở nhiệt độ khoảng 1400oC – 1600oC thu được clinker.

+ Nghiền clinker rồi trộn với bột thạch cao và chất phụ gia khác để thu được xi măng Portland màu xám.

- Vai trò của thạch cao: Tránh sự đông cứng quá nhanh của xi măng.

 

Hoạt động 4: Đồ gốm

a. Mục tiêu: Nêu được thành phần hóa học, tính chất cơ bản, các công đoạn sản xuất đồ gốm.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi. 

------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay