Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều CĐ 1 Bài 5: Tìm hiểu về xử lí nước

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Bài 5: Tìm hiểu về xử lí nước. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: TÌM HIỂU VỀ XỬ LÍ NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức 

  • Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước như than (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly(aluminium chloride)),….
  • Nêu được một số hóa chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.
  • Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SCĐ và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. 
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan.

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: 
  • Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước như than (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly(aluminium chloride)),….
  • Nêu được một số hóa chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.
  • Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SCĐ, SGV, SBT. 
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, vở ghi. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

b. Nội dung: HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên các loại nước sinh hoạt, tác nhân làm trong nước hiệu quả. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS trả lời các từ hàng ngang, cuối cùng tìm từ chìa khóa:

Tech12h

Câu 1. Nơi thực hiện quá trình kết tủa sắt ở nhà máy nước bằng cách cho nước mưa tiếp xúc với không khí.

Câu 2. Tên gọi chung của nước sông, hồ, ao, ngòi.

Câu 3. Tên gọi của các tác nhân giúp kết tủa các hạt lơ lửng, làm trong nước.

Câu 4. Tên nguồn nước được lấy từ lòng đất để sản xuất nước sinh hoạt.

Câu 5. Tên loại nước sinh hoạt phổ biến hiện nay.

Câu 6. Tên tác nhân làm trong nước hiệu quả, được coi là bước đột phá trong công nghệ xử lí nước hiện nay.

Câu 7. Tên gọi chung của các loại muối kép, thường là muối sulfate.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: 

Tech12h

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Nước cấp (nước máy) là nước đã qua xử lí ở các nhà máy để cung cấp cho người dân phục vụ sinh hoạt. Để tìm hiểu các loại vật liệu, hóa chất nào dùng xử lí nước tự nhiên thành nước sinh hoạt, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay Bài 5: Tìm hiểu về xử lí nước.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Khái quát về xử lí nước sinh hoạt

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nước sinh hoạt, các tiêu chí của nước sinh hoạt, khái niệm xử lí nước thành nước sinh hoạt. 

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, video GV cung cấp, đọc các thông tin trong SCĐ và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nước sinh hoạt, các tiêu chí của nước sinh hoạt, khái niệm xử lí nước thành nước sinh hoạt. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau:

Tech12h

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong sách và trả lời câu hỏi: Nước sinh hoạt là gì?

- GV cung cấp thêm kiến thức về tiêu chí chất lượng của nước sinh hoạt.

- GV tổ chức cho HS xem video (1:35-2:30), trả lời câu hỏi mở rộng: Nêu những ảnh hưởng nếu chúng ta sử dụng nguồn nước không sạch cho sinh hoạt.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

Tech12h

Một số nguồn nước 

cung cấp nước sinh hoạt

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi liên hệ thực tế: Nêu một số nguồn cấp nước sinh hoạt.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Câu hỏi 1: Theo em, những ion của kim loại và vi sinh vật có hại nào thường có trong các nguồn nước tự nhiên?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, video và đọc thông tin trong SCĐ để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV: 

+ Khái niệm nước sinh hoạt (DKSP).

+ Khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, tùy theo mức độ, có thể gây nên các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, dị ứng, viêm loét; có thể gây ra các bệnh về truyền nhiễm như kiết lị, thương hàn, dịch tả và các bệnh do các kim loại nặng (lead, arsenic,..).

+ Các nguồn cấp nước cho sinh hoạt: nước ngầm; nước mưa và nước từ sông suối, ao, hồ; nước đã qua xử lí của nhà máy cấp nước.

* Trả lời Câu hỏi 1: Các ion kim loại thường có trong nguồn nước tự nhiên như Cd2+, Fe2+ và Fe3+, Pb2+….; vi sinh vật có hại như Coliform tổng số, E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt,… 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm, tiêu chí cảm quan,… của nước sinh hoạt. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khái quát về xử lí nước sinh hoạt

1. Nước sinh hoạt

- Nước sinh hoạt: nước đã qua xử lí có chất lượng bảo đảm, đáp ứng tiêu chuẩn phù hợp mục đích ăn uống, vệ sinh của con người.

- Tiêu chí chất lượng của nước sinh hoạt: 

+ Chỉ tiêu vi sinh vật (giới hạn loại và số lượng của một số loại vi sinh vật).

+ Chỉ tiêu cảm quan (độ đục, màu sắc, mùi vị, pH).

+ Chỉ tiêu vô cơ (giới hạn nồng độ các ion vô cơ).

+ Chỉ tiêu hữu cơ (giới hạn nồng độ các chất hữu cơ).

2. Xử lí nước thành nước sinh hoạt

- Xử lí nước là quá trình làm thay đổi thành phần, tính chất của các nguồn nước tự nhiên khác nhau thành nước sạch.

- Nguồn nước tự nhiên để xử lí thành nước sinh hoạt thường là nước mặt (nước sông, nước hồ) hoặc nước ngầm (nước giếng khoan, nước giếng đào).

 

 

Hoạt động 2. Vật liệu và hóa chất thông dụng để xử lí nước

a. Mục tiêu: HS nêu được hóa chất, vật liệu dùng trong xử lí nước.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SCĐ và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hóa chất, vật liệu dùng trong xử lí nước.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hóa chất, vật liệu làm giảm độ đục, khử màu và giảm nồng độ một số ion trong xử lí nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

Tech12h

Một số vật liệu lọc nước

- GV yêu cầu nhóm HS dựa vào hình ảnh, liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết một số loại vật liệu dùng trong xử lí nước.

- GV cung cấp thêm thông tin về vai trò của cát, sỏi, đá trong xử lí nước.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

Tech12h

Mô hình xử lí nước đơn giản

- GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SCĐ, trả lời câu hỏi: Ngoài cát, một bộ lọc đơn giản cần thêm vật liệu nào? Loại nào có tác dụng khử mùi?

- GV cung cấp thêm thông tin về mô hình xử lí nước bằng PAC.

Tech12h

- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện thí nghiệm làm giảm độ đục, màu sắc của nước theo các bước trong SCĐ.

- GV tổng kết lại kiến thức cho HS thông qua phiếu bài tập (đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV: 

+ Một số vật liệu dùng trong xử lí nước là cát, đá, sỏi.

+ Ngoài vật liệu cát, một bộ lọc đơn giản cần sử dụng than hoặc than hoạt tính, sỏi, đá,… Trong đó, than và than hoạt tính có tác dụng khử mùi hiệu quả.

* Trả lời Phiếu bài tập (đính kèm dưới hoạt động). 

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về hóa chất, vật liệu làm giảm độ đục, khử màu, giảm nồng độ một số ion trong xử lí nước.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Vật liệu và hóa chất thông dụng được sử dụng để xử lí nước

1. Hóa chất, vật liệu làm giảm độ đục, khử màu và giảm nồng độ một số ion trong xử lí nước

- Chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ, nhẹ, lắng chậm hoặc lắng không hoàn toàn xuống đáy vật chứa làm cho nước bị đục.

- Các chất vô cơ, hữu cơ, thực vật phù du, tảo,… làm cho nước có màu.

- Ca2+, Mg2+ vượt nồng độ quy định gây nên tính cứng của nước, Fe2+ và Fe3+ gây hiện tượng nổi váng nâu đỏ trên mặt nước khi tiếp xúc với không khí, H+ ảnh hưởng đến pH của nước,…

⇒ Cần phối hợp sử dụng các vật liệu và hóa chất khác nhau để xử lí nước.

Vật liệu, hóa chất

Thành phần chính

 

Vai trò

 

Sỏi, cát, đáCác khoáng vật silicate.Tách, lọc tạp chất có kích thước nhỏ khỏi nước để làm giảm độ đục của nước.
Than hoạt tínhCarbon.Hấp phụ chất rắn lơ lửng có kích thước bé và một số chất vào bên trong hạt than, làm trong nước, khử màu và khử mùi của nước. 
Phèn nhôm – kali và phèn nhôm - ammonium

K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Thủy phân tạo chất không tan dạng keo để kết dính các hạt lơ lửng trong nước rồi lắng xuống đáy, giúp làm trong nước.
Poly(aluminium chloride) hay PAC[Al2(OH)mCl6-m]n

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu  hóa chất xử lí sinh học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

Tech12h

 - GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân và hình ảnh trên, trả lời câu hỏi: Tại sao cần xử lí sinh học nước sinh hoạt?

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số hóa chất xử lí sinh học nước sinh hoạt sau.

Tech12h

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm hiểu thông tin về hai loại hóa chất trên và cho biết: Vai trò của hai loại hóa chất này trong xử lí nước sinh hoạt là gì? 

GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Vận dụng: Tại các nhà máy xử lí nước, trước khi làm giảm độ đục của nước, nước cần được cho vào bể nông, có diện tích bề mặt lớn, có hệ thống khuấy trộn nước. Tìm hiểu và cho biết mục đích của công đoạn này.

Tech12h

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SCĐ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Vận dụng: Mục đích của công đoạn đó nhằm oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ rồi chuyển thành Fe(III) không tan.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về xử lí sinh học nước sinh hoạt.

- GV chuyển sang hoạt động luyện tập.

2. Hóa chất xử lí sinh học

- Trong nước thường có các vi khuẩn có hại; nhiều chất hữu cơ tan trong nước thường là thức ăn của vi sinh vật, giúp vi sinh vật phát triển nên làm tăng nguy cơ nước bị nhiễm khuẩn ⇒ Nước cần được xử lí chất hữu cơ hòa tan và vi sinh vật.

Hóa chấtCông thứcVai trò
Clorua vôiCaOCl2Sát khuẩn, khử trùng, oxi hóa chất hữu cơ có trong nước.
Chloramine BC6H5SO2NClNa.3H2O

- Trong xử lí sinh học, cùng với việc sử dụng các hóa chất như clorua vôi, chloramine B, người ta còn kết hợp với việc chiếu tia tử ngoại hoặc sục khí ozone vào nước.

 

------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay