Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 12 kết nối Bài 3: Hát ca khúc mang chất liệu dân gian
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Hát ca khúc mang chất liệu dân gian. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
BÀI 3: HÁT CA KHÚC MANG CHẤT LIỆU DÂN GIAN
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Những ca khúc mang chất liệu dân gian thường có tính chất âm nhạc
A. hào hùng, khỏe khoắn.
B. mềm mại, trữ tình.
C. vui tươi, trong sáng.
D. nhẹ nhàng, sâu lắng.
Câu 2: Hát ca khúc mang chất liệu dân gian ngoài kĩ thuật thanh nhạc, người hát cần thể hiện điều gì?
A. Được vần điệu của câu hát.
B. Được sự hòa đồng với khán giả.
C. Được hồn của bài hát.
D. Được sự ngọt ngào, sâu lắng.
Câu 3: Ca khúc “Chiều sông Thương” của nhạc sĩ nào?
A. Thu Thủy.
B. Song Luân.
C. An Thuyên.
D. Đức Trí.
Câu 4: Giai điệu của ca khúc “Chiều sông Thương” như thế nào?
A. Trữ tình, mềm mại.
B. Sâu lắng, bay bổng.
C. Hùng vĩ, khỏe khoắn.
D. Hào hùng, mạnh mẽ.
Câu 5: Ca khúc “Chiều sông Thương” gợi cho người nghe điều gì?
A. Nhớ về buổi chiều trên vùng đất biển cả.
B. Nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước của tác giả.
C. Nhớ về miền quê thanh bình với cuộc sống ấm no và chứa chan hi vọng.
D. Nhớ về những kỉ niệm tình bạn trong sáng khó quên.
Câu 6: Ca khúc “Quê hương ba miền” của ai?
A. Sơn Hải.
B. Thanh Sơn.
C. Hương Ly.
D. Thu Minh.
Câu 7: Ca khúc “Quê hương ba miền” mang chất liệu
A. nét đặc trưng dân ca của Bắc Bộ.
B. nét đặc trưng dân gian của Trung Bộ.
C. nét đặc trưng của Nam Bộ.
D. hội tụ nét đặc trưng dân ca của cả ba miền.
Câu 8: Lời ca của ca khúc “Quê hương ba miền” ngợi cho người yêu nhạc thấy được
A. vẻ đẹp những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên mảnh đất hình chữ S.
B. vẻ đẹp của những miền quê, những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam.
C. vẻ đẹp của những cánh đồng quê yên bình, vui tươi.
D. vẻ đẹp của những con người lao động miệt mài, hăng say.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây nói không đúng về ca khúc “Cheièu sông Thương”?
A. Bài hát có giai điệu trữ tình, mềm mại.
B. Lời ca trong trẻo và giàu hình tượng.
C. Mang chất liệu cải lương.
D. Gợi cho người nghe nhớ về miền quê thanh bình với cuộc sống ấm no và chứa chan hi vọng.
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của cách hát ca khúc mang chất liệu dân gian?
A. Ca khúc mang chất liệu dân gian được các nhạc sĩ khai thác một số yếu tố âm nhạc dân gian để hình thành nên nét giai điệu mới.
B. Thường có tính chất mềm mại, trữ tình.
C. Lời ca sâu lắng, hoa mỹ.
D. Ngoài kĩ thuật thanh nhạc, người hát cần thể hiện được sự ngọt ngào sâu lắng, chú trọng các âm luyến, láy và phát âm rõ chữ.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Âm nhạc 12 kết nối Bài 3: Hát ca khúc mang chất liệu dân gian