Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
-----------------------------------------------------✂------------------------------------------------------
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Thiếu vitamin D sẽ gây ra hậu quả gì?
A. Rối loạn chuyển hóa carbohydrate và amino acid, thiếu máu não, chán ăn, giảm trương lực cơ, gây viêm miệng, viêm da, nổi hạch và bệnh phù beriberi.
B. Gây thiếu máu, trầm cảm, rối loạn ý thức.
C. Gây thiếu máu, thoái hóa thần kinh tủy sống, giảm hoặc mất trí nhớ, tâm thần phân biệt, đầy hơi, táo bón, các bệnh tim mạch, dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
D. Giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người lớn.
Câu 2. Trong thực phẩm, chất dinh dưỡng trong thực phẩm được chia thành.
A. Chất dinh dưỡng sinh năng lượng và chất dinh dưỡng không sinh năng lượng.
B. Chất dinh dưỡng sinh nhiệt và chất dinh dưỡng không sinh nhiệt.
C. Chất dinh dưỡng sinh trưởng và chất dinh dưỡng không sinh trưởng.
D. Chất dinh dưỡng sinh công và chất dinh dưỡng không sinh công.
Câu 3. Carbohydrate có vai trò.
A. Bảo vệ sự mất nhiệt của cơ thể.
B. Cấu tạo nên tế bào và mô.
C. Hòa tan các vitamin A, D, E, K.
D. Xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Câu 4. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng được dùng để làm chín:
A. Thịt, cá, tôm, khoai, củ.
B. Một số loại củ như: khoai lang, khoai tây.
C. Các loại thực phẩm giàu protein.
D. Thít, cá, tôm.
Câu 5. Vitamin nào hòa tan trong nước?
A. Vitamin A.
B. Vitamin C.
C. Vitamin D.
D. Vitamin E.
Câu 6. Nhiệt độ và thời gian bảo quản lạnh đông của cá là:
A. -30°C, từ 2 – 7 tháng.
B. -20°C, từ 2 – 9 tháng.
C. -15°C, từ 7 – 10 tháng.
D. -18°C, từ 5 – 10 tháng.
Câu 7. Trẻ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao,... có thể do thiếu nguyên tố nào sau đây?
A. Calcium.
B. Kẽm.
C. Sắt.
D. Iodine.
Câu 8. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng sữa nên đặt ở ngăn có nhiệt độ:
A. 2 - 8°C.
B. 3- 7°C.
C. 8 - 15°C.
D. 4 - 14°C.
Câu 9. Các loại rau, củ, quả tươi nên bảo quản ở ngăn chuyên dụng với nhiệt độ:
A. 8 - 9°C.
B. 7- 10°C.
C. 8 - 15°C.
D. 14°C.
Câu 10. Để nấu, trộn salad nên chọn loại dầu nào?
A. Dầu mè, dầu đậu nành.
B. Dầu dừa, dầu lạc.
C. Dầu cá, dầu olive.
D. Dầu đậu nành, dầu dừa.
Câu 11. Dấu hiệu chứng tỏ trứng mới là
A. vỏ còn nguyên vẹn, sạch sẽ, không bị rạn nứt.
B. lòng đỏ không di động, lòng trắng trong không có vân.
C. vỏ ngoài có màu xám, có đường vân hoặc đốm đen trên vỏ.
D. lòng đỏ di động, lòng trắng trong có vân.
Câu 12. Nên hạn chế sử dụng thực phẩm nào?
A. Các loại gia cầm như: gà, vịt, ngan,...
B. Các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật: dầu mè, dầu dừa, dầu lạc,...
C. Thực phẩm chế biến sẵn như: mì tôm, đồ đóng hộp,...
D. Các sản phẩm sữa như: sữa chua, phô mai,...
Câu 13. Tại sao chế biến thực phẩm nước nóng thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng?
A. Vì nước sẽ hòa tan vitamin, đường, một số khoáng chất.
B. Vì thực phẩm bị đun nóng ở nhiệt độ cao.
C. Vì vitamin bị phá hủy trong quá trình đun nấu.
D. Vì lượng nước, nhiệt độ, thời gian khi đun nấu ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng?
A. Nên giới hạn lượng nước, thời gian và nhiệt độ khi đun.
B. Thực phẩm chế biến theo phương pháp này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng.
C. Phương pháp thường dùng để làm chín bánh và một số loại củ.
D. Nên sử dụng cả phần cái và phần nước để ăn hoặc tận dụng nước để chế biến thành món ăn khác.
Câu 15. Làm thế nào để nhận biết một quả dưa hấu đã chín và ngọt?
A. Đánh vỏ quả để nghe âm thanh vang lên.
B. Bấm móng tay vào phần dưới của quả để kiểm tra độ cứng.
C. Kiểm tra phần đuôi của quả, nếu có màu vàng là dấu hiệu của quả chín.
D. Chạm nhẹ vào vỏ quả và cảm nhận mùi thơm tự nhiên.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng về các tiêu chí chung khi lựa chọn thực phẩm?
A. Màu sắc tự nhiên, đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có đốm màu khác lạ.
B. Mùi thơm đặc trưng của sản phẩm đối với các loại hạt, không có mùi lạ.
C. Rau, củ, quả không dập nát; thịt cá không bị nấm mốc, có mùi khác lạ.
D. Thông tin về sản phẩm rõ ràng, đồ hộp có đầy đủ nhãn mác.
Câu 17. Thực phẩm nào sau đây có hàm lượng lipid cao nhất?
A. Dưa hấu.
B. Lipid.
C. Cà chua.
D. Lúa mạch.
Câu 18. Thực phẩm nào sau đây có hàm lượng protein thấp nhất?
A. Hoa hướng dương.
B. Thịt gà.
C. Rau cải.
D. Quả bơ.
Câu 19. Nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, thừa cân, béo phì là
A. chất béo chuyển hóa làm tăng nồng độ LDL cholesterol, giảm nồng độ HDL cholesterol.
B. chất béo chuyển hóa làm tăng nồng độ HDL cholesterol, giảm nồng độ LDL cholesterol.
C. chất béo chuyển hóa làm tăng nồng độ cholesterol, giảm nồng độ testosterone.
D. chất béo chuyển hóa làm tăng nồng độ testosterone, giảm nồng độ cholesterol.
Câu 20. Để đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng cần
A. ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu protein.
B. kết hợp đủ các nhóm thực phẩm.
C. ăn ít loại thực phẩm chế biến sẵn.
D. uống nhiều nước và ăn nhiều rau, củ, quả.
Câu 21. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa trên vỉ hoặc nhờ vào dòng khí nóng trong lò nướng (nướng đốt lò) là:
A. Nướng.
B. Quay.
C. Rán.
D. Rang.
Câu 22. Biện pháp nào sau đây giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể đối với người ăn chay trường kì?
A. Ăn nhiều thực phẩm giàu calcium.
B. Bổ sung protein từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thay cho thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
C. Kết hợp các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để đảm bảo đủ các amino acid cần thiết.
D. Giảm lượng nước uống hàng ngày.
Câu 23. Bạn em rất gầy và hay ốm (bệnh). Biện pháp nào sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn em?
A. Tăng cường tiêu thụ thức ăn cung cấp năng lượng và giàu protein.
B. Giảm lượng nước uống hàng ngày.
C. Tăng cường việc tiêu thụ thức ăn có chứa chất béo không bão hòa.
D. Giảm lượng rau củ và trái cây trong chế độ dinh dưỡng.
Câu 24. : Thường xuyên ăn các món ăn chiên và nướng sẽ:
A. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và béo phì, ung thư.
B. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa ngày càng cao.
C. Thường xuyên có cảm giác không no, khó tiêu hóa.
D. Khiến da khô, tóc xỉn màu.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1.
a) Em hãy trình bày cách lựa chọn hạt khi chế biến thực phẩm.
b) Khi gạo và các hạt ngũ cốc, đậu đỗ bị mốc hay mối mọt có nên vo sạch rồi sự dụng không?
Câu 2.
a) Em hãy trình bày một số biện pháp bảo quản đồ ăn của gia đình em vẫn thường hay sử dụng.
b) Để làm chín súp lơ xanh có thể thực hiện bằng hai cách là luộc và hấp. Theo em, cách nào sẽ giữ được nhiều vitamin và màu sắc của súp lơ xanh tốt hơn?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................…
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm | 5 | 4 | 0 | 2 | 0 | 11 | 2,75 | ||||
Bài 2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm | 4 | 0 | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 8 | 2 | 4,0 | |
Bài 3: Lựa chọn thực phẩm | 3 | 1 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 5 | 2 | 3,25 |
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 1 | 24 | 4 | 28 | |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL | TN | ||||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | 4 | 24 | 4 | 24 | |||
Bài 1. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm | Nhận biết | - Chỉ ra đươc 1 số đặc điểm, vai trò của các chất. - Chỉ ra được một số chất cung cấp cho người phòng bệnh thiếu máu. | 4 | C1,2,3,5,7. | |||
Thông hiểu | - Chỉ ra một số loại chứa các chất dinh dưỡng. - Chỉ ra được nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch. - Chỉ ra được các chế độ ăn để đảm bảo cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng. | 4 | C17, 18, 19, 20 | ||||
Vận dụng | - Đưa ra biện pháp giúp cung cấp đủ protein đối với người ăn chay. - Nếu ra được biện pháp để cải thiện sức khoẻ. | 2 | C22, 23 | ||||
Vận dụng cao | |||||||
Bài 2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm | Nhận biết | - Chỉ ra được một số loại thực phẩm chín bằng không khí nóng. - Nhận biết được nhiệt độ để bảo quản các loại thực phẩm. | 4 | C4, 6, 8, 9 | |||
Thông hiểu | - Biết được vì sao chế biến bằng nước nóng sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng. - Biết được nội dung không đúng khi nói về phương pháp chế biến bằng nước nóng. - Chỉ ra được một số biện pháp bảo quản thực phẩm ở gia đình. | 1 | 2 | C2a | C13, 14 | ||
Vận dụng | - Chỉ ra được 1 số phương pháp chế biến thực phẩm . - Chỉ ra được tác hại khi ăn nhiều đồ chiên rán. - Giải thích đươc phương pháp đảm bảo giữ vitamin và màu sắc cho súp lơ. | 1 | 2 | C2b | C21, 24 | ||
Bài 3: Lựa chọn thực phẩm | Nhận biết | Nhận biết được các loại thực phẩm có thể kết hợp với nahu. Nhận biết được đặc điểm các loại thực phẩm. Trình bày được cách lựa chọn thực phẩm | 1 | 3 | C1a (TL) | C10, 11, 12 | |
Thông hiểu | Chỉ ra được cách lựa chọn thực phẩm. Chỉ ra được các tiêu chí không đúng về lựa chọn thực phẩm | 2 | C15, 16 | ||||
Vận dụng cao | Giải thích được tại sao không nên sử dụng các loại thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng | 1 | C1b (TL) | ||||