Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

ĐỌC: BẾP LỬA

(20 câu)

I. NHẬN BIẾT (09 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Bếp lửa của ai sáng tác?

A. Lưu Quang Vũ.

B. Bằng Việt.

C. Huy Cận.

D. Nguyễn Minh Châu.

Câu 2: Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

A. Nguyễn Bằng Việt.

B. Nguyễn Việt Bằng.

C. Trần Việt Bằng.

D. Trần Bằng Việt.

Câu 3: Bằng Việt từng đi du học ở đâu?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Liên Xô.

Câu 4: Vào những năm 1970, Bằng Việt đã tham gia công tác ở chiến trường nào?

A. Miền Nam.

B. Trường Sơn.

C. Bình Trị Thiên.

D. Miền Bắc.

Câu 5: Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?

A. Hương cây – Bếp lửa.

B. Đầu súng trăng treo.

C.Thơ điên.

D. Khối tình con.

Câu 6: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đang chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn.

B. Khi tác giả đang du học ở nước ngoài.

C. Khi tác giả vừa từ nước ngoài về nước.

D. Khi đất nước vừa thống nhất.

Câu 7: Bài thơ “Bếp lửa” viết về đề tài gì?

A. Tình đồng đội.

B. Tình quân dân.

C. Tình anh em.

D. Tình cảm gia đình.

Câu 8: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Tự do.

D. Ngũ ngôn.

Câu 9: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

A. Người bà.

B. Người bố.

C. Người cháu.

D. Người mẹ.

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Nghị luận.

D. Miêu tả.

Câu 2: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?

A. Người cháu.

B. Bếp lửa.

C. Tiếng chim tu hú.

D. Cuộc chiến tranh.

Câu 3: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

A. Kiên nhẫn, khéo léo.

B. Cần cù, chăm chỉ.

C. Vụng về, thô nhám.

D. Mảnh mai, yếu đuối.

Câu 4: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945.

C. Nạn đói năm 1945.

D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay