Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Cánh diều Thực hành CĐ 1. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 1:

LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chuyên đề 1 – Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.

  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chuyên đề 1 – Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều, Giáo án.

  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chuyên đề đã học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề  “Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam”.

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề “Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam”.

- GV trình chiếu 15 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

 

Mảnh ghép số 1

Mảnh ghép số 2

Mảnh ghép số 3

Mảnh ghép số 4

Mảnh ghép số 5

Mảnh ghép số 6

Mảnh ghép số 7

Mảnh ghép số 8

Mảnh ghép số 9

Mảnh ghép số 10

Mảnh ghép số 11

Mảnh ghép số 12

Mảnh ghép số 13

Mảnh ghép số 14

Mảnh ghép số 15

Mảnh ghép số 1: Tôn giáo là:

A. Niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.

B. Niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, với hệ thống quan niệm, hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức, được lưu truyền trong một cộng đồng cư dân của một quốc gia hoặc thế giới.

C. Niềm tin của con người được thể hiện thông qua những hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng ông bà tổ tiên, các lễ nghi dân gian,…, mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

C. Niềm tin của con người gắn với sự tôn vinh, thờ phụng, các lễ nghi dân gian tiêu biểu có giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội.

Mảnh ghép số 2: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được biểu hiện chủ yếu ở việc:

A. Chung ruộng hương hỏa. 

B. Xây dựng nhà thờ họ.

C. Tảo mộ. 

D. Lập bàn thờ. 

Mảnh ghép số 3: Theo truyền thống, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại:

A. Đền Hùng (Phú Thọ).

B. Đền thờ Vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh).

C. Đền thờ Vua Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai). 

D. Đền Hùng (Lâm Đồng). 

Mảnh ghép số 4: Việc thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu chịu ảnh hưởng của:

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Hồi giáo.

Mảnh ghép số 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thành hoàng?

A. Là vị thần bảo vệ làng xã, biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ, hi vọng chung của cả làng.

B. Thành hoàng có thể là thiên thần (thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp,…), nhiên thần (thần Nước, thần Đất, thần Núi,…), nhân thần (nhân vật lịch sử, danh nhân, người lập làng,…).

C. Là vị thần không có họ tên, lai lịch, có vai trò hộ quốc tý dân (hộ nước giúp dân) ở các địa phương miền biển. 

D. Thành hoàng có quyền uy siêu việt, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ. 

Mảnh ghép số 6: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc?

A. Xây dựng cơ sở thờ tự.

B. Thực hiện thờ cúng.

C. Tổ chức nghi lễ Hầu bóng. 

D. Tổ chức lễ hội.

Mảnh ghép số 7: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn ở Việt Nam dưới thời:

A. Lê sơ.

B. Nguyễn.

C. Lý – Trần.

D. Hồ.

Mảnh ghép số 8: Đâu là biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội?

A. Xây dựng cơ sở thờ tự (Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ), thờ Khổng Tử, Chu Công cùng các học trò và các nhà khoa bảng, các bậc danh nho.

B. Chú trọng đạo đức trong đời sống cá nhân và quan hệ xã hội.

C. Thực hành luyện đan, tu luyện dưỡng sinh, khí công, hướng tới “trường sinh, bất tử”.

D. Thực hiện những điều luật của Kinh Thánh hoặc lời răn dạy của Chúa. 

Mảnh ghép số 9: Trong Đạo giáo, một bộ phận trí thức trước đây khi về già hoặc những quan lại gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường thường:

A. Lui về ẩn dật, hướng đến sự thanh bình, nhàn nhã, gần gũi với thiên nhiên.

B. Thực hiện một số hoạt động liên quan đến quan niệm về số mệnh.

C. Xây dựng tư tưởng Đạo giáo làm một nội dung trong giáo dục, khoa cử.

D. Thực hành luyện đan, tu luyện dưỡng sinh, khí công, hướng tới “trường sinh, bất tử”.

Mảnh ghép số 10: Ở Việt Nam, Công giáo không được gọi bằng tên gọi nào dưới đây?

A. Đạo Gia Tô. 

B. Đạo Thiên Chúa.

C. Đạo Chúa.

D. Đạo Huê Kỳ. 

Mảnh ghép số 11: Ở Việt Nam, Hồi giáo được tiếp nhận đầu tiên bởi:

A. Người Dao. 

B. Người Thái.

C. Người Chăm.

D. Người H’Mông. 

Mảnh ghép số 12: Trong đời sống, tín đồ đạo Cao Đài:

A. Thực hiện quy định của Phật giáo, rèn luyện đạo đức theo “Tứ đại điều quy”. 

B. Chú trọng “tu nhân” trên cơ sở thực hiệu “tứ ân”. 

C. Thực hiện 5 trụ cột thực hành đức tin.

D. Yêu thương những người nghèo khổ, giữ gìn đạo lí trong gia đình. 

Mảnh ghép số 13: Phật giáo Hòa Hảo được sáng lập tại:

A. Tỉnh Bình Định. 

B. Tỉnh An Giang. 

C. Tỉnh Sóc Trăng.

D. Tỉnh Ninh Thuận. 

Mảnh ghép số 14: Trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam là:

A. Chùa Trấn Quốc (Hà Nội).

B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).  

C. Chùa Keo (Thái Bình). 

D. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế). 

Mảnh ghép số 15: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây. 

“………………có quy mô khá lớn và là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ đã được bình chọn là một trong mười nhà thờ tráng lệ và nổi bật nhất ở châu Á”. 

A. Nhà thờ Lớn. 

B. Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm.

C. Nhà thờ Đức Bà. 

D. Nhà thờ Du Sinh. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 15 HS lần lượt lật mở 15 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

A

B

C

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

A

D

Câu hỏi

11

12

13

14

15

Đáp án

C

A

B

B

C

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: 

Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh với các thủ  đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng - Đài Phát thanh và

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội đại biểu 

những người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình vào tháng 3/1955

     Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp sau này của Việt Nam đều thể hiện tinh thần: Mọi người “có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước”. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chuyên đề 1 – Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1: Tổ chức dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính của một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thực hiện các tiểu dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Các tiểu dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ: Thực hiện dự án “Một số tín ngưỡng ở Việt Nam”.

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể:

+ Nhóm 1 (Tiểu dự án 1): Nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

+ Nhóm 2 (Tiểu dự án 2): Nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

+ Nhóm 3 (Tiểu dự án 3): Nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

+ Nhóm 4 (Tiểu dự án 4): Nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam.

+ Nhóm 5 (Tiểu dự án 5): Nét chính của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và hoàn thành tiểu dự án theo nhóm được phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày 5 tiểu dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhật xét, đánh giá, kết luận về các tiểu dự án: theo bảng tóm tắt Hoạt động Luyện tập – Chuyên đề 1. 

GV kết luận chung: 

+ Việt Nam là đất nước đa tín ngưỡng, một số nhà nghiên cứu ví Việt Nam như “bảo tàng tín ngưỡng thế giới”.

+ Với sự phục hồi của nhiều sinh hoạt tín ngưỡng cũng đã góp phần làm cho văn hoá truyền thống được bảo tồn, phục hưng, tạo nên bức tranh đa diện của văn hoá Việt theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều di sản văn hóa gắn với tín ngưỡng là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, có tính giáo dục cao về truyền thống, lịch sử, văn hóa, bảo tồn và trao truyền văn hóa, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thông qua các hoạt động ở di tích, việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là chất keo kết dính, biểu dương sức mạnh của cộng đồng, thấm đượm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hướng về cội nguồn dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng giúp người dân cân bằng đời sống tâm linh, tinh thần, là dịp vui chơi giải trí, bảo tồn, sáng tạo văn hóa, giáo dục con người về lịch sử, tinh thần yêu nước.

Video: Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

https://www.youtube.com/watch?v=hVJ0967bh7I

- GV chuyển sang nội dung mới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Lập bảng thể hiện nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính của một số tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lập bảng thể hiện nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Bảng tóm tắt nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Lập bảng thể hiện nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

Một số tư tưởng 

và tôn giáo

Nguồn gốc và quá trình phát triển du nhập, phát triển

Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội

Nho giáo

?

?

Phật giáo

?

?

Đạo giáo

?

?

Cơ đốc giáo

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và hoàn thành bảng thống kê. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam theo bảng thống kê. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: theo bảng tóm tắt Hoạt động Luyện tập – Chuyên đề 1. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở địa phương em.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở địa phương em.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở địa phương em. 

c. Sản phẩm: Thông tin, tư liệu về một tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở địa phương.

d. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay