Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 10 Dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 10 Dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: DỰ ÁN: ĐIỀU TRA, TÌM HIỂU VỀ MỘT TRONG CÁC LĨNH VỰC SINH THÁI NHÂN VĂN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: Thực hiện dự án: Điều tra về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: 

    • Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu về các lĩnh vực sinh thái nhân văn phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập. Ghi chép thông tin bằng nhiều hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc sử dụng để thực hiện điều tra.

    •  Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: 

    • Phân tích được các công việc cần thực hiện trong quá trình thực hiện dự án để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

    • Đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

    • Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn giải pháp phù hợp trong thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực sinh học: 

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Trình bày được một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.

    • Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các phương án nghiên cứu và khi thực hiện dự án.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: 

    • Xây dựng được khung logic nội dung về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn; lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện việc sưu tầm hoặc điều tra.

    • Thu thập dữ liệu từ kết quả tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn; đánh giá được giá trị của lĩnh vực đó. Đề xuất được ý kiến khuyến nghị về các kết quả đạt được của việc ứng dụng sinh thái nhân văn.

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để báo cáo kết quả điều tra.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được một số giải pháp ứng dụng sinh thái nhân văn vào thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị cho nội dung bài học mới.

  • Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

  • Nhân ái: Bảo tồn các loài thiên địch bằng cách bảo vệ, duy trì nơi ở của chúng trong tự nhiên. Vận động gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ các loài thiên địch.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.

  • Máy tính, máy chiếu.

Phiếu giao nhiệm vụ hoạt động nhóm.

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương, yêu cầu cá nhân HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu vai trò của sinh thái nhân văn đối với đời sống con người.

+ Tại địa phương em có những lĩnh vực sinh thái nhân văn nào? Các lĩnh vực đó có vai trò gì cho địa phương em?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 10. Dự án: Điều tra, tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân chia nhóm và lựa chọn chủ đề dự án

a. Mục tiêu: Xác định được nội dung dự án, thành lập nhóm để thực hiện dự án. 

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS tiếp nhận nhiệm vụ và xây dựng nội dung dự án.

c. Sản phẩm học tập: Chủ đề dự án của các nhóm HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiến hành chia lớp thành các nhóm (5 – 6 HS), mỗi nhóm lựa chọn một trong các đề tài về một biện pháp kiểm soát sinh học đang được ứng dụng tại địa phương,... bằng hình thức bốc thăm (hoặc hình thức khác). 

- GV hướng dẫn HS sưu tầm và trình bày các thông tin dựa trên các mục được gợi ý sau:

+ Thực trạng, nguyên nhân cần áp dụng sinh thái nhân văn vào các lĩnh vực tại địa phương (ví dụ: mục đích cần xây dựng khu đô thị sinh thái, lợi ích của khu đô thị sinh thái,...).

+ Cơ sở khoa học của ứng dụng sinh thái nhân văn (ví dụ: Việc xây dựng khu đô thị sinh thái dựa trên những cơ sở khoa học nào?).

+ Một số chính sách hoặc hoạt động cụ thể nhằm thể hiện việc ứng dụng sinh thái nhân văn vào các lĩnh vực tại địa phương (ví dụ: các chính sách để duy trì và phát triển, hoạt động trong khu đô thị sinh thái,...).

+ Trình bày những điểm giống và khác nhau của hệ sinh thái trước và sau ứng dụng sinh thái nhân văn. Từ đó, phân tích được những ưu điểm, hạn chế, giá trị của sinh thái nhân văn trong lĩnh vực được áp dụng và đối với sự phát triển bền vững.

+ Có thể thu thập thêm thông tin từ việc tham quan thực tế tại các hệ sinh thái nhân văn thuộc các lĩnh vực đã chọn (phỏng vấn người dân, cán bộ khuyến nông, các chuyên gia, cán bộ quản lí,...) thông qua mẫu phiếu điều tra gợi ý trong SCĐ. Tuỳ theo lĩnh vực sinh thái nhân văn được lựa chọn mà HS xây dựng các câu hỏi khác nhau. HS thực hiện phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu giấy hoặc tiến hành khảo sát trực tuyến bằng Google Form, Microsoft Form,...

+ Kết luận, kiến nghị (dựa trên quan điểm cá nhân) về các kết quả đạt được của việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong lĩnh vực được điều tra. Đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì và phát huy giá trị của lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông báo và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

- GV quan sát hoạt động của các nhóm và định hướng HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nêu ý kiến về các tiêu chí đánh giá dự án.

- HS báo cáo lại tính hình chuẩn bị cho dự án.

- HS đặt câu hỏi cho GV (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV giải đáp các thắc mắc của HS.

- GV nhắc lại cho HS cá nhiệm vụ cần thực hiện và chốt vấn đề.

1. Lựa chọn chủ đề dự án

Phiếu điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương - Đính kèm dưới hoạt động.

Phiếu đánh giá - Phụ lục.

 

Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án

a. Mục tiêu: Xây dựng được khung logic nội dung về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn; lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện việc sưu tầm hoặc điều tra.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức thực hiện ngoài tiết học thông qua trang học tập của lớp Google Classroom (Zalo, Messenger,...).

- GV hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án theo mẫu.

- GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà và nộp kế hoạch thực hiện dự án vào đúng chủ đề được tạo sẵn trên Google Classroom từ ngày …/…/… đến …/…/…

- Lưu ý: Sau mỗi tuần, mỗi nhóm báo cáo cho GV những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ lí do và đề xuất phương án giải quyết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm để phác thảo những công việc trong dự án và đề xuất phương án thực hiện.

- HS lập và nộp kế hoạch thực hiện dự án theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo lại tình hình hoạt động nhóm cho GV.

- HS đặt câu hỏi cho GV (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV thông báo, nhắc nhở về tiến độ của HS.

- GV đánh giá các nhóm (Phụ lục).

2. Lập kế hoạch thực hiện dự án

Đính kèm dưới hoạt động

Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của HS:

KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM CHUYỂN GENE

Nhóm:  ………………………..……..               Lớp: ……………………………

Đề tài: ……………………………………………………………………………………

THỜI GIAN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

 
 

Tuần 1

từ …/…/…

đến …/…/…

- Thông báo kế hoạch.

- Chia các nhóm học tập, chọn nội dung và tiến hành thực hiện.

- Các nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án và sản phẩm dự kiến của mỗi tuần. Nộp lại kế hoạch thực hiện cho GV vào đầu tuần 2.

- Liên hệ với GV khi có thắc mắc.

- Báo lại tên nhóm trưởng và danh sách thành viên cho GV.

 

Tuần 2

từ …/…/…

đến …/…/…

- Các nhóm nộp kế hoạch thực hiện cho GV.

- Tổ chức buổi tham quan và học tập tại khu công nghệ cao hoặc viện nghiên cứu (tùy tình hình thực tế).

- Các nhóm tiến hành thực hiện sản phẩm dự án.

 

 

Tuần 3

từ …/…/…

đến …/…/…

- Tất cả các nhóm nộp bài đợt 1 cho GV góp ý để chỉnh sửa, cụ thể:

+ Khung nội dung của đề tài.

+ Ý tưởng thiết kế tập san.

- Mỗi nhóm nhận lại bài và chỉnh sửa theo góp ý của GV.

GV có thể sử dụng One Drive, Google Drive, Padlet,... để HS nộp sản phẩm dự án.

 

Tuần …

từ …/…/…

đến …/…/…

 

 

 

Tuần …

từ …/…/…

đến …/…/…

Báo cáo và tổng kết dự án.

 

 

Hoạt động 3: Thực hiện sản phẩm dự án

a. Mục tiêu: 

- Xây dựng được khung logic nội dung về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn; lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện việc sưu tầm hoặc điều tra.

- Thu thập dữ liệu từ kết quả tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn; đánh giá được giá trị của lĩnh vực đó. Đề xuất được ý kiến khuyến nghị về các kết quả đạt được của việc ứng dụng sinh thái nhân văn.

- Đề xuất được một số giải pháp ứng dụng sinh thái nhân văn vào thực tiễn.

b. Nội dung: HS thực hiện dự án theo kế hoạch và ghi chép lại hoạt động.

c. Sản phẩm học tập: Nhật kí ghi chép hoạt động học tập của các nhóm và tiến độ công việc của các thành viên trong nhóm đã thực hiện.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thực hiện ngoài tiết học thông qua trang học tập của lớp trên Google Classroom (Zalo, Messenger,...).

- GV yêu cầu HS tiến hành thực hiện dự án và báo cáo tình hình tiến độ thực hiện dự án của HS theo kế hoạch.

- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm dự án theo từng đợt vào đúng chủ đề được tạo sẵn trên Google Classroom từ ngày …/…/… đến …/…/… để GV nhận xét, góp ý. Sau đó HS chỉnh sửa lại theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành thu thập dữ liệu và thông tin liên quan đến nội dung đã lựa chọn, phân tích và đánh giá tài liệu thu thập được qua ưu điểm, hạn chế; tính khả thi của phương pháp. Ghi chép lại nhật kí hoạt động (Mẫu đính kèm dưới hoạt động).

- Các nhóm trưởng thường xuyên phản hồi tiến độ công việc của các thành viên trong nhóm đã thực hiện, qua đó mỗi cá nhân và nhóm sẽ luôn tự đánh giá lại công việc đã thực hiện, tự điều chỉnh những sai sót, tự chỉnh sửa kế hoạch để đạt kết quả tốt hơn.

- HS nộp và chỉnh sửa sản phẩm từng đợt theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trưởng thường xuyên phản hồi tiến độ công việc của các thành viên trong nhóm.

- HS đặt câu hỏi cho GV (nếu có).

…………………

Nhật kí ghi chép hoạt động học tập - Đính kèm dưới hoạt động.

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. SINH HỌC PHÂN TỬ

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 2: Tách chiết DNA từ tế bào
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 3: Công nghệ gene và thành tựu
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 4 Dự án: Tìm hiểu về một số sản phẩm chuyển gene và triển vọng của công nghệ gene
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Ôn tập CĐ 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh học
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 6: Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 7 Dự án: Điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Ôn tập CĐ 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. SINH THÁI NHÂN VĂN

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 8: Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 10 Dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Ôn tập CĐ 3

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. SINH HỌC PHÂN TỬ

Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 2: Tách chiết DNA từ tế bào
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 3: Công nghệ gene và thành tựu
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 4 Dự án: Tìm hiểu về một số sản phẩm chuyển gene và triển vọng của công nghệ gene
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Ôn tập CĐ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh học
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 6: Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 7 Dự án: Điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Ôn tập CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. SINH THÁI NHÂN VĂN

Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 8: Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 10 Dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương
Giáo án điện tử chuyên đề Sinh học 12 chân trời Ôn tập CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay