Đề thi giữa kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc được tổ chức tại?

A. Xan Phran-xi-xcô (Mỹ).

B. I-an-ta (Liên Xô).

C. Tê-hê-ran (I-ran).

D. Niu Oóc (Mỹ).

Câu 2. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ngày nay?

A. Liên minh tiến bộ quốc tế.

B. Đệ tam quốc tế.

C. Hội quốc Liên.

D. Khối đồng minh chống phát xít.

Câu 3. Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? 

A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới. 

B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực. 

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. 

D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,...

Câu 4. Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay? 

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn.

D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 5. Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ quyết định Hội nghị I-an-ta gồm những nước nào?

A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ.

B. Liên Xô, Mỹ, Anh.

C. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.

D. Anh, Pháp, Mỹ.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự hai cực I-an-ta”? 

A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh. 

B. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04-1945). 

C. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế. 

D. Mỹ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực I-an-ta?

A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949.

B. Sự ra đời của khối quân sự Nato.

C. Cuộc chiến nội chiến Triều Tiên.

D. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu 8. Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

A. Tây Đức.

B. Tây Béc-lin.

C. Đông Đức.

D. Đông Béc-lin.

Câu 9. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào:

A. Kinh tế.

B. Đối ngoại.

C. Văn hóa.

D. Chính trị.

Câu 10. Hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong xu thế đa cực là:

A. Mỹ và Hàn Quốc.

B. Mỹ và Trung Quốc.

C. Đức và Nhật Bản.

D. Nga và Ấn Độ.

Câu 11. Đâu không phải là một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?

A. Kinh tế là trọng tâm.

B. Toàn cầu hóa.

C. Đơn cực trong quan hệ quốc tế.

D. Đối thoại, hợp tác

Câu 12. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:

Tháng 9/2009, Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G20 nền kinh tế thế giới lần nhất thế giới (G20) diễn ra tại Mỹ, thống nhất đưa G20 trở thành diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hợp tác của G20 năm 3009 đã đánh dấu sự phát triển của kỉ nguyên………trong quan hệ quốc tế. 

A. Hợp tác.

B. Đơn cực.

C. Đa cực.

D. Đối thoại.

Câu 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức thành lập với sự tham gia của bao nhiêu nước?

A. 2 nước.

B. 4 nước.

C. 5 nước.

D. 3 nước.

Câu 14. Đâu không phải là mục đích khi thành lập ASEAN?

A. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội.

B. Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia châu Á.

C. Tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới.

D. Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng.

Câu 15. Ý nào dưới đây không phải là thách thức của ASEAN hiện nay?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Vấn đề người nhập cư.

C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.

D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.

Câu 16. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Câu 17. Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại

A. Thái Lan.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Việt Nam.

D. Phi-líp-pin.

Câu 18. Đâu không phải là trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

A. Cộng đồng Chia sẻ tương lai Việt Nam.

B. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC).

C. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

D. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

Câu 19“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực” được trích trong

A. Hội nghị cấp cao ASEAN 14

B. Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015).

C.. Thỏa ước Ba-li II (2003).

D. Tầm nhìn ASEAN 2025.

Câu 20. Về lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam là thành viên trong Cộng đồng ASEAN đã tham gia như thế nào?

A. Tham gia tự do trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ gián tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm, và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

B. Chấp nhận tự do các dịch vụ gửi tiền, cho vay các hình thức, tự do các phương tiện hình thức thanh toán, bảo lãnh.

C. Chưa sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực: quản lý tài khoản đầu tư của khách, quản lý tài sản, bảo lãnh thanh toán với tài sản tài chính. 

D. Chưa sẵn lòng tham gia vào việc cung cấp và trao đổi các thông tin, dữ liệu tài chính và các phầm mềm xử lí.

Câu 21. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là

A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại.

D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Câu 22. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám được xác định vào thời điểm lịch sử nào?

A. 9-3-1945.

B. 12-8-1945.

C. 15-8-1945.

D. 16-8-1945.

Câu 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng lợi trong vòng 15 ngày và ít đổ máu xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là 

A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương.

B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

C. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ.

D. Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh.

Câu 24. Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ mấy trong lịch sử Việt Nam?

A. thứ nhất.

B. thứ hai.

C. thứ ba.

D. thứ tư.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

   “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,..; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424)

a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến nội dung chính là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

b. Anh, Pháp ngày càng trở thành những cực lớn nhất trong trật tự thế giới đa cực từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

c. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật là nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới.

d. Sức mạnh tổng hợp của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức sẽ gớp phần định hình trật tự thế giới mới.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Thứ ba, để thực hiện các tôn chỉ và mục đích của ASEAN, sẽ thiết lập bộ máy dưới đây: a) Hội nghị hàng năm của các Ngoại trưởng sẽ được tiến hành trên cơ sở luân phiên và được gọi là Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN,…

   Thứ tư, Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành các tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”.

(Tuyên bố Băng Cốc, ngày 8-8-1967)

a. Đoạn tư liệu đề cập đến việc tổ chức hội nghị hằng năm của ngoại trưởng các nước Đông Nam Á.

b. Nội dung Tuyên bố Băng Cốc cho thấy ASEAN sẵn sàng tiếp tục kết nạp thêm các thành viên khác trong khu vực.

c. Tuyên bố Băng Cốc đóng vai trò là cơ sở pháp lí quan trọng nhất của ASEAN đến năm 2009.

d. Hiện nay, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao không còn là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Đến năm 2020, ASEAN sẽ thiết lập được một Đông Nam Á hòa bình và ổn định, ở đó mỗi nước sống bình yên, những nguyên nhân xung đột đã được loại bỏ qua việc tôn trọng công lí, luật pháp và tăng cường tinh thần tự cường quốc gia và khu vực,…toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực”.

(Trích: Tầm nhìn ASEAN 2020)

a. Nội dung Tầm nhìn ASEAN 2020 hướng đến xây dựng một ASEAN hòa bình và ổn định.

b. Đến năm 2020, theo kế hoạch, ASEAN sẽ chính thức được chuyển thành Cộng đồng ASEAN.

c. Những nguyên nhân xung đột đã được loại bỏ ở Đông Nam Á trước và sau năm 2020.

d. Tầm nhìn ASEAN 2020 hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải nhằm vào ba nguyên tắc: 

a) Tập trung – tập trung lực lượng vào những việc chính. 

b) Thống nhất – thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy. 

c) Kịp thời – kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”.

                    (Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 8-1945, trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.425)

a. Nội dung của nghị quyết yêu cầu cần kịp thời chớp thời cơ để tiến hành Tổng khởi nghĩa.

b. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ cho Tổng khởi nghĩa.

c. Thời cơ của Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp sắp xuất hiện.

d. Nghị quyết nhấn mạnh: sự lãnh đạo của Đảng cần tập trung, thống nhất, kịp thời.
 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – KẾT NỐI TRI THỨC

…………………..


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

9

2

1

0

1

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

5

2

1

4

1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

2

0

3

6

TỔNG

12

7

5

1

8

7


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

12

4

12

4

Bài 1.

Liên hợp quốc

Nhận biết

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc.

2

C1, C2

Thông hiểu

Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc.

Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

1

3

C3

Vận dụng

Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

1

1

C4

Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Nhận biết

Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta.

2

C5, C8

Thông hiểu

Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta.

1

C6

Vận dụng

Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.

1

C7

Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Nhận biết

Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

2

1

C9, C10

C1a

Thông hiểu

Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

1

1

C11

C1b

Vận dụng

Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế.

1

2

C12

C1c, C1d

CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

8

8

8

8

Bài 4.

Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN.

1

1

C13

C2a

Thông hiểu

Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.

1

2

C14

C2b, C2c

Vận dụng

Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

2

1

C15, C16

C2d

Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN.

1

1

C17

C3b

Thông hiểu

Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.

1

2

C18

C3a, C3c

Vận dụng

Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên.

2

1

C19, C20

C3d

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

4

4

4

4

Bài 6. 

Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

háng

1

C22

Thông hiểu

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2

2

C21, C23

C4a, C4d

Vận dụng

Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

1

2

C24

C4b, C4c

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay