Giáo án toán 3 chân trời tiết: Gam (2 tiết)
Giáo án tiết: Gam (2 tiết) sách toán 3 chân trời. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án toán 3 chân trời tiết: Gam (2 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
GAM
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết đơn vị đo khối lượng: Gam – tên gọi, kí hiệu, độ lớn, cách đọc, cách viết.
- Nhận biết quan hệ giữa gam và ki-lô-gam, chuyển đổi, tính toán với các đơn vị gam và ki-lô-gam.
- Cân, ước lượng khối lượng vật theo đơn vị ki-lô-gam.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến khối lượng.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
- Năng lực toán học:
- Tư duy và lập luận toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
- Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Tích hợp và phẩm chất
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Máy tính, máy chiếu.
- Cân đĩa, cân đồng hồ, cân sức khoẻ và các quả cân trong bộ ĐDDH.
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 CTST.
- Một số đồ vật sử dụng cho Thực hành 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng: gam. a. Mục tiêu: HS nhận biết đơn vị đo khối lượng: Gam – tên gọi, kí hiệu, độ lớn, cách đọc, cách viết. b. Cách tiến hành: a. Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn. - GV dùng hai vật: một bắp cải và một quả cà tím, yêu cầu HS xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn. - GV mời một vài HS nâng hai vật trên hai tay, trả lời câu hỏi: + Quả nào nặng hơn? + Quả nào nhẹ hơn? - GV: Để biết mỗi vật nặng bao nhiêu, ta phải làm sao? - GV cân cái bắp cải và quả cà tím, HS đọc số đo và nhận xét: + Cái bắp cải nặng ... kg. + Quả cà tím nặng chưa tới ...kg. - GV: Muốn biết quả cà tím cân nặng chính xác bao nhiêu, ta phải dùng một đơn vị bé hơn đơn vị ki-lô-gam, đó là đơn vị gam. b. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng Gam. - GV viết bảng: Gam là một đơn vị đo khối lượng (cả thế giới đều dùng) Gam viết tắt là g. + GV chỉ vào g, yêu cầu HS đọc gam. + GV viết, yêu cầu HS đọc: 1 g, 100 g, 200 g, 500g - GV viết, yêu cầu HS đọc: 1000 g = 1 kg. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: HS thực hành viết, đọc đơn vị đo khối lượng; Cân, ước lượng khối lượng vật theo đơn vị ki-lô-gam. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Viết số đo khối lượng (theo mẫu) Mẫu: - GV giới thiệu mẫu: + Hình ảnh cân hai đĩa, một bên là vật cần cân, một bên là các quả cân. + Khi cân thăng bằng, ta đọc khối lượng vật đang cân. Quả đu đủ nặng 1 kg 300 g (200 g + 100 g = 300 g) - GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình ảnh, thảo luận rồi viết số đo khối lượng các vật đang cân (bảng con). - GV yêu cầu một vài nhóm trình bày, HS nói và đưa bảng con đã viết số đo. - GV chữa bài, nhận xét và đánh giá. Bài tập 2: Nhận biết các quả cân 100 g, 200 g, 500 g, 1 kg. Nâng lần lượt các quả cân và đọc số đo trên quả cân. - GV yêu cầu HS hoạt động theo tổ: HS thay nhau nâng các quả cân (vừa nâng vừa đọc số đo), cảm nhận độ nặng của từng quả cân. Bài tập 3: Ước lượng và thực hành cân. a. Chọn bốn vật, ví dụ: chai nước 1 l, hộp bút, sách Toán 3, cặp sách. - GV yêu cầu HS thay nhau ước lượng các vật (theo gợi ý của SGK). b. Cân rồi ghi chép khối lượng từng vật. Sắp xếp các vật từ nhẹ đến nặng. - GV yêu cầu HS thực hiện theo các nội dung. - GV tới từng tổ, nghe các em báo cáo các nội dung thực hành.
|
- HS trả lời: + Cái bắp cải nặng hơn quả cà tím. + Quả cà tím nhẹ hơn cái bắp cải. + Để biết mỗi vật nặng bao nhiêu, ta phải cân các vật đó. - HS đọc số đo: + Cái bắp cải nặng 1 kg. + Quả cà tím nặng chưa tới 1 kg.
- HS viết vào vở: Gam là một đơn vị đo khối lượng, viết tắt là g.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất