Giáo án chuyên đề Sinh học 12 cánh diều Bài 3: Công nghệ gene và tạo sinh vật chuyển gene
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Cánh diều Bài 3: Công nghệ gene và tạo sinh vật chuyển gene. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: CÔNG NGHỆ GENE VÀ TẠO SINH VẬT CHUYỂN GENE
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gene và vì sao phải sử dụng vector để chuyển gene từ tế bào này sang tế bào khác.
Dựa vào sơ đồ, mô tả được các bước trong công nghệ gene.
Trình bày được các bước tạo thực vật chuyển gene và động vật chuyển gene. Lấy được ví dụ thực vật chuyển gene và động vật chuyển gene.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học:
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu công nghệ gene và thành tựu.
Xác định được hướng phát triển phù hợp sau bậc Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến di truyền học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ gene và thành tựu; có ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng mới trong việc ứng dụng công nghệ gene từ các nội dung đã học.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Dựa vào sơ đồ, mô tả được các bước trong công nghệ gene.
Giải thích được cơ sở khoa học chuyển gene và vì sao phải sử dụng vector để chuyển gene từ tế bào này sang tế bào khác.
Trình bày được các bước tạo thực vật chuyển gene và tạo động vật chuyển gene. Lấy được ví dụ minh họa.
Tìm hiểu thế giới sống:
Đề xuất được việc dùng các sản phẩm công nghệ gene để giải quyết các vấn đề trong đời sống.
Tranh luận, phản biện được về việc sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gene.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Vận dụng hiểu biết về công nghệ gene để giải thích một số vấn đề thực tiễn. Đánh giá được triển vọng của việc ứng dụng công nghệ gene trong tương lai.
Đề xuất được giải pháp ứng dụng công nghệ gene trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Video ngô GM: https://youtu.be/kZIYkYNpnP0.
Tranh phóng to các hình 3.1 – 3.8.
SCĐ, SGV Sinh học 12 Cánh Diều.
Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
SCĐ Sinh học 12 - Cánh Diều.
Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
Bảng trắng, bút lông.
Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú tìm hiểu, khám phá nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS vận dụng hiểu biết về thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video “ngô GM”, dẫn dắt HS tìm hiểu về một số cây trồng, vật nuôi chuyển gene hiện nay.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.16: Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chuyển gene có mặt ở Việt Nam. Hãy cho biết cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gene ở sinh vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, thảo luận trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.
- GV mở rộng, giới thiệu thêm một số ví dụ minh hoạt về sinh vật chuyển gene ở Việt Nam:
Lúa Bắc thơm 7 mang gene kháng bạc lá, Bắc Ninh (Nguồn: https://nongnghiep.vn/nhung-giong-lua-hoan-hao-hon-nho-chuyen-gen-khang-benh-d312111.html) | Cá neon (cá phát sáng), Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: https://vtv.vn/trong-nuoc/da-co-ca-phat-sang-made-in-viet-nam-20161106080442478.htm) |
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 3. Công nghệ gene và tạo sinh vật chuyển gene.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở khoa học của công nghệ gene
a. Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gene và vì sao phải sử dụng vector để chuyển gene từ tế bào này sang tế bào khác.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SCĐ trang 16 - 17 và tìm hiểu về
- Khái niệm công nghệ gene.
- Cơ sở khoa học của công nghệ gene.
- Vai trò của vector trong công nghệ gene.
c. Sản phẩm học tập: Cơ sở khoa học của công nghệ gene.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I SCĐ và thảo luận cặp đôi hoàn thành Phiếu học tập số 1 sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung mục I SCĐ tr.16 - 17, thảo luận thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV sử dụng https://vongquaymayman.co/ mời đại diện HS trình bày câu trả lời. Hướng dẫn trả lời câu 4 PHT số 1: Khi đưa đoạn DNA ngoại lai đơn lẻ vào tế bào chủ, hầu như đoạn DNA này không thể chèn vào hệ gene của tế bào chủ hoặc tự nhân lên (thiếu tín hiệu tái bản) và thường bị thải trừ. Vector có chứa điểm nhận biết của các enzyme giới hạn, gene chỉ thị và vùng khởi đầu tái bản, cho phép chèn các đoạn DNA cần thiết (chứa gene chuyển), có khả năng nhân lên độc lập (tạo số lượng bản sao lớn) với sự phân chia tế bào chủ, không hoặc ít gây biến đổi hệ gene của tế bào chủ. Đồng thời, vector có khả năng giúp chèn đoạn gene cần chuyển vào hệ gene của tế bào. Hướng dẫn trả lời câu 5 PHT số 1: Vị trí tồn tại của gene chuyển trong cơ thể chủ: trong hệ gene của tất cả tế bào chủ hoặc chỉ tồn tại ở các tế bào thuộc một bộ phận của cơ thể. Gene chuyển có thể di truyền nếu tồn tại ở tất cả tế bào trong đó có tế bào sinh sản. - HS khác theo dõi, nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV kết luận: + Cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gene là quá trình đoạn DNA ngoại lai xâm nhập và hoạt động ở tế bào chủ. + Chuyển gene là kĩ thuật là đưa gene ngoại lai vào thể nhận bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ đó tạo thành sinh vật biến đổi gene biểu hiện tính trạng do gene chuyển quy định. + Cần sử dụng vector thích hợp để chuyển gene từ tế bào này sang tế bào khác. Vector giúp gene chuyển nhân lên độc lập với sự phân chia tế bào chủ, không hoặc ít gây biến đổi hệ gene của tế bào chủ hoặc giúp chèn đoạn gene cần chuyển vào hệ gene của tế bào chủ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ GENE - Công nghệ gene (công nghệ DNA tái tổ hợp) là quy trình kĩ thuật dựa trên nguyên lí tái tổ hợp DNA và nguyên lí biểu hiện gene, tạo ra các phân tử DNA tái tổ hợp và protein tái tổ hợp. - Kĩ thuật chuyển gene giữ vị trí trọng tâm trong công nghệ gene. - Chuyển gene là kĩ thuật đưa gene ngoại lai vào tế bào, mô của một cơ thể khác bằng nhiều phương pháp khác nhau. - Cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gene: quá trình đoạn DNA ngoại lai xâm nhập và hoạt động ở tế bào chủ. - Các yếu tố cần thiết cho quá trình chuyển gene: + Gene chuyển (DNA ngoại lai): đoạn DNA thu được từ hệ gene bằng kĩ thuật PCR, enzyme giới hạn, tổng hợp cDNA từ mRNA, tổng hợp nhân tạo. + Vector: mang gene chuyển vào tế bào nhận. + Enzyme giới hạn: cắt DNA hệ gene tại các vị trí nhận biết đặc hiệu. + Enzyme ligase: nối DNA ngoại lai vào vector. + Tế bào chủ: nhận vector tái tổ hợp. - Trình tự thiết yếu của vector: + Vùng khởi đầu tái bản. + Điểm nhận biết của các enzyme giới hạn. + Gene chỉ thị (thường là gene kháng kháng sinh). - Các loại vector:
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước cơ bản trong công nghệ gene
a. Mục tiêu: Dựa vào sơ đồ, mô tả được các bước cơ bản trong công nghệ gene.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II SCĐ tr.18 - 19 về các bước cơ bản trong công nghệ gene: phân lập gene chuyển → cài gene chuyển vào vector → chuyển vector vào tế bào nhận → phân tích dòng tế bào tái tổ hợp và thu nhận sản phẩm.
c. Sản phẩm học tập: Các bước cơ bản trong công nghệ gene.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục III SCĐ tr.18 - 19 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung mục III SCĐ; thảo luận thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 PHT số 2: a) Gene chuyển được chuẩn bị: phân lập DNA từ hệ gene, tổng hợp cDNA từ mRNA, tổng hợp từ trình tự gene đã biết. b) Cắt vector và đoạn DNA ngoại lai chứa gene chuyển bởi cùng một enzyme giới hạn, ủ để gene chuyển nối vào vector. c) Chuyển vector chứa gene vào tế bào chủ bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. d) Phân tích dòng tế bào tái tổ hợp bằng các phương pháp phù hợp để thu nhận sản phẩm (mRNA hoặc protein). - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. CÁC BƯỚC TRONG CÔNG NGHỆ GENE Bước 1. Phân lập gene chuyển: Thu gene chuyển từ hệ gene bằng kĩ thuật PCR hay bằng enzyme giới hạn, hoặc là cDNA được tổng hợp từ mRNA bằng kĩ thuật PCR phiên mã ngược (RT-PCR),... Bước 2. Cài gene chuyển vào vector: Cắt đoạn DNA mang gene chuyển và vector bằng cùng enzyme giới hạn, nối gene chuyển vào vector bằng ligase. Bước 3. Chuyển vector vào tế bào nhận: Chuyển gene trực tiếp hoặc gián tiếp bằng kĩ thuật phù hợp như biến nạp, tải nạp, tiếp hợp. Bước 4. Phân tích dòng tế bào tái tổ hợp và thu nhận sản phẩm: Kiểm tra sự hiện diện của gene chuyển trong tế bào chủ; tái sinh tạo cơ thể in vitro mang gene chuyển; phân tích sự biểu hiện của các gene chuyển ở sinh vật chuyển gene; thu nhận sản phẩm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tạo thực vật và động vật chuyển gene
a. Mục tiêu: Trình bày được các bước tạo thực vật, động vật chuyển gene. Lấy được ví dụ thực vật, động vật chuyển gene.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu nội dung mục III, IV SCĐ tr.19 - 24, tìm hiểu về
- Phương pháp tạo thực vật, động vật chuyển gene.
- Một số ví dụ về thực vật, động vật chuyển gene.
c. Sản phẩm học tập: Tạo thực vật và động vật chuyển gene.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
- Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn
Thời gian bàn giao giáo án
- Đã có đủ chuyên đề I + II
- Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III
Phí giáo án chuyên đề
- Giáo án word: 300k
- Giáo án Powerpoint: 400k
- Trọn bộ word + PPT: 650k
Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại
=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
- Nhận đủ chuyên đề I + II
- Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
- PPCT, file word đáp án sgk
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều