Giáo án chuyên đề Sinh học 12 cánh diều Bài 9: Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Cánh diều Bài 9: Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA SINH THÁI NHÂN VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: Phân tích được giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực: nông nghiệp; phát triển đô thị; bảo tồn và phát triển; thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học:
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực.
Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến giá trị của sinh thái nhân văn.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến giá trị của sinh thái nhân văn; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học: Phân tích được giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực: nông nghiệp; phát triển đô thị; bảo tồn và phát triển; thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.
Máy tính, máy chiếu.
Một số video clip về nông nghiệp sinh thái, đô thị sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, kinh tế xanh. Ví dụ:
+ Kinh tế xanh: https://youtu.be/rbydRoLDV20?si=EPRp4mDLLhEkLy1v
+ Trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota - Hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường: https://youtu.be/CrB_aIQXyIE?si=YZJpIYspQQbaYyyh
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp ở Sơn La: https://youtu.be/TThNSNNke8U?si=VfxEBQgmf3H7yyJ7
+ Mô hình vườn rừng: https://youtu.be/MJgraFFTHYE?si=xaWAWHx8YmegiTc6
2. Đối với học sinh
SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Cánh diều.
Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về giá trị của sinh thái nhân văn trong các lĩnh vực và hình thành tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ: https://youtu.be/9wlrL8rf14U?si=Zngasc_ucXbw558R
- GV yêu cầu HS phát hiện những kiến thức liên quan đến sinh thái nhân văn đã được áp dụng ở hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 9. Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của sinh thái nhân văn trong hệ sinh thái nông nghiệp
a. Mục tiêu: Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong lĩnh vực nông nghiệp.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS nghiên cứu mục I và quan sát Bảng 9.1 và hình 9.1 SCĐ tr.52 - 53, tìm hiểu về Giá trị của sinh thái nhân văn trong hệ sinh thái nông nghiệp.
c. Sản phẩm học tập: Hệ sinh thái nông nghiệp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 HS. 1. Từ thông tin bảng 9.1, hãy nhận xét năng suất tổng số và năng suất trung bình/giờ lao động ở hai hệ sinh thái. 2. Dựa vào dữ liệu ở hình 9.2, nhận xét mức độ đa dạng sinh học giữa hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ và hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục I, quan sát Bảng 9.1 và hình 9.1 SCĐ tr.52 - 53 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm báo cáo sản phẩm. 1. Tổng năng suất và năng suất/giờ: hai hệ sinh thái có tổng năng suất bằng nhau (5,05 tấn/ha); Hệ sinh thái hữu cơ (0,361 tấn/giờ) có năng suất/giờ thấp hơn (xấp xỉ 86%) so với hệ sinh thái truyền thống (0,421 tấn/giờ). 2. Đa dạng sinh học tăng ở hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ so với hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống. Ở hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ, cả bốn nhóm sinh vật đều có mức đa dạng (tỉ lệ % số loài) cao hơn từ xấp xỉ 20 - 70% so với ở hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống. - HS khác theo dõi, nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP 1. Khái quát về hệ sinh thái nông nghiệp - Hệ sinh thái nông nghiệp được con người tạo ra trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt và chăn nuôi. - Hệ sinh thái nông nghiệp được chia thành: + Hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống. + Hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại. + Hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ. 2. Giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển nông nghiệp - Nghiên cứu sinh thái nhân văn trong nông nghiệp cho thấy vai trò quan trọng của con người với hệ sinh thái nông nghiệp. → Giúp đánh giá hiện trạng, xu hướng phát triển của hệ sinh thái. → Đưa ra giải pháp phát triển bền vững và giảm thiểu suy thoái. - Một số phương pháp phát triển nông nghiệp bền vững: + Canh tác thân thiện với môi trường; giám sát, điều chỉnh chất lượng đất, nước và đa dạng sinh học,... + Cân nhắc các yếu tố đầu vào, đặc điểm của hệ sinh thái khi thiết kế hệ thống nông nghiệp. + Tránh việc làm dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học gây ô nhiễm đất, nước, không khí và suy giảm đa dạng sinh học. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị của sinh thái nhân văn trong hệ sinh thái đô thị
a. Mục tiêu: Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển đô thị.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS nghiên cứu mục II và quan sát hình 9.3 - 9.5 SCĐ tr.532 - 54, tìm hiểu về Giá trị của sinh thái nhân văn trong hệ sinh thái đô thị.
c. Sản phẩm học tập: Hệ sinh thái đô thị.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động. - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục II, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận 3 SCĐ tr.54 bằng cách viết sơ đồ phân tích về giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển đô thị: Quan sát hình 9.3 và hình 9.4, nêu ít nhất một điểm chung và một điểm khác biệt trong các thành phần cấu trúc giữa hai đô thị. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục II, quan sát hình 9.3 - 9.5 SCĐ tr.53 - 54 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV định hướng HS vẽ sơ đồ theo hướng: thực trạng, nguyên nhân, biện pháp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gợi ý: Điểm chung: các tòa nhà, đường đi, phương tiện giao thông, cây tạo bóng mát. Điểm khác biệt: hệ sinh thái đô thị ở hình 9.3 có nhiều cây xanh trồng bên các con đường; không thấy có nhiều rác trên đường như đô thị ở hình 9.4. - HS theo dõi, nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ 1. Khái quát về hệ sinh thái đô thị - Các thành phố là các hệ sinh thái đô thị. - Hệ sinh thái không tự ổn định được mà cần lượng đầu vào lớn (nước, thức ăn, nguyên vật liệu, năng lượng) và có đầu ra là lượng chất thải lớn. - Hệ sinh thái đô thị có sự phức tạp về mặt xã hội, tính đa dạng và chuyên hóa cao về ngành nghề và các tầng lớp xã hội. 2. Giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển đô thị - Sinh thái nhân văn giúp đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển đô thị bền vững. - Để phát triển đô thị bền vững cần có quy hoạch đô thị dài hạn, phát triển công nghệ, ổn định xã hội, cải thiện sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống và môi trường trong sạch. - Quy hoạch đô thị tập trung vào việc phát triển và thiết kế sử dụng đất, nước, không khí, cơ sở hạ tầng. - Hệ sinh thái đô thị có lượng đầu ra lớn là các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và suy giảm sức khỏe của con người. → Biện pháp: + Thu gom, xử lí chất thải, quản lí các nguồn phát thải. + Nâng cao nhận thức về môi trường, góp phần gìn giữ môi trường sống trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị của sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển
a. Mục tiêu: Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS nghiên cứu mục III và quan sát hình 9.6 - 9.7 SCĐ tr.55 - 56, tìm hiểu về Giá trị của sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển.
c. Sản phẩm học tập: Bảo tồn và phát triển.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động. - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục III, viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 câu) thuyết minh về giá trị nhân văn của bảo tồn và phát triển bằng cách trả lời các câu hỏi: 1. Vùng nào của khu dự trữ sinh quyển có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học? 2. Giải thích tại sao bảo tồn hệ sinh thái (như rạn san hô) có thể đóng góp cho phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi của người dân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục III, quan sát hình 9.6 - 9.7 SCĐ tr.55 - 56 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV định hướng, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gợi ý: 1. Vùng lõi khu dự trữ sinh quyển có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học vì có các khu bảo tồn. Các khu bảo tồn giúp bảo vệ hệ sinh thái và các loài sinh vật. ……………. | III. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 1. Khái quát về bảo tồn và phát triển - Bảo tồn đa dạng sinh học giúp duy trì ổn định nguồn gene, các loài sinh vật và các hệ sinh thái. - Bảo tồn đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và nhiều lợi ích khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Khu dự trữ sinh quyển được xem là phòng thí nghiệm học tập vì sự phát triển bền vững, bao gồm ba phân vùng: + Vũng lõi: gồm khu bảo vệ nghiêm ngặt góp phần bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, loài và nguồn gene. + Vùng đệm: bao quanh hoặc liền kề (các) vùng lõi và được sử dụng cho các hoạt động tương thích với các hoạt động sinh thái lành mạnh, nghiên cứu khoa học, giám sát, đào tạo và giáo dục. + Vùng chuyển tiếp là nơi tập trung các cộng đồng dân cư, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái bền vững. ……………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều