Giáo án và PPT KHTN 7 kết nối Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 7 kết nối tri thức
BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Cây xanh không có một “trái tim” để bơm máu đi nuôi cơ thề như ở hầu hết động vật, vậy theo em: các chất cần thiết cho cơ thể thực vật (nước, chất khoáng và chất hữu cơ) được vận chuyển như thế nào trong cây?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ CHẤT KHOÁNG TỪ MÔI TRƯỜNG NGOÀI VÀO RỄ
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hấp thụ nước & chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ
Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát H30.1 & trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao cây cần nước & chất khoáng?
+ Rễ cây hút nước & muối khoáng được nhờ đâu?
+ Con đường nước & chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây như thế nào?
+ Tại sao sự hút nước & muối khoáng không thể tách rời?
Sản phẩm dự kiến:
- Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở các tế bào lông hút.
- Nước và muối khoáng được hấp thụ nhờ tế bào lông hút của rễ (là tế bào biểu bì của rễ biến dạng), sau đó, nước được vận chuyển qua vỏ rễ rồi đi vào mạch gỗ và tiếp tục vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.
- Sơ đồ đường đi của nước vào mạch gỗ của cây: Nước + Chất khoáng hòa tan => Lông hút => Vỏ rễ => Mạch gỗ.
- Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng.
II. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất trong cây.
- GV giao nhiệm vụ học tập:
+ Tìm hiểu sự vận chuyển nước và chất khoáng thông qua phân tích kết quả thí nghiệm;
+ Quan sát hình ảnh & sử dụng kiến thức đã học về quang hợp ở thực vật chỉ ra con đường vận chuyển chất hữu cơ.
Sản phẩm dự kiến:
- Nước và chất khoáng hòa tan được hấp thụ vào rễ, tiếp tục vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.
- Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | Từ rễ → lá | Nước, chất khoáng | Từ môi trường |
Mạch rây | Từ lá → cơ quan tích lũy, cơ quan cần dùng | Chất hữu cơ | Từ lá tổng hợp được |
III. QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
Hoạt động 3:
GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao vào những ngày trời nắng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?
+ Nhờ lực hút hay lực đẩy mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất được vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng?
+ Nếu cây không thoát hơi nước thì cây có lấy được khí carbon dioxide không? Vì sao?
+ Em hãy cho biết những vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây.
Sản phẩm dự kiến:
1. Hoạt động đóng, mở không khí
- Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá.
- Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
+ Khi cây đủ nước => tế bào khí khổng trương nước => căng ra => khí khổng mở rộng => hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
+ Khi cây thiếu nước => tế bào khí khổng xẹp xuống => khí khổng khép bớt lại => hơi nước thoát ra giảm đi.
- Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng còn gọi là tế bào hạt đậu.
2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá
- Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật và đối với môi trường:
+ Thoát hơi nước là động lực trên của dòng mạch gỗ (dòng đi lên), đóng vai trò như lực kéo giúp dòng nước và chất khoáng vận chuyển trong thân
+ Khí khổng mở ra cho hơi nước thoát ra đồng thời giúp khí CO2 đi vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng khí O2 ra ngoài không khí.
+ Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, làm mất không khí xung quanh.
IV. MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đối nước & chất dinh dưỡng ở thực vật
GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin & hình ảnh SGK phần IV, quan sát hình ảnh được GV cung cấp thêm, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên các yếu tổ ảnh hưởng đến trao đổi nước & các chất dinh dưỡng ở thực vật.
+ Cho ví dụ minh họa một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước & các chất dinh dưỡng ở thực vật.
+ Vì sao trước khi gieo hạt, người ta thường cày, bừa đất rất kĩ, bón lót một số loại phân?
Sản phẩm dự kiến:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm:
+ Đặc điểm của đất trồng (độ tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng chất dinh dưỡng, độ ẩm đất,…) => làm tăng khả năng hấp thụ nước của cây.
+ Ánh sáng => ảnh hưởng đến quá tình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng.
+ Nhiệt độ => ảnh hưởng đến cả sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá.
+ Độ ẩm không khí => ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá
- Trước khi trồng cây, gieo hạt người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót để giúp đất thoáng khí, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây.
V. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT VÀO THỰC TIỄN
Hoạt động 5: Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất & chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn
GV giao nhiệm vụ học tập yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Để cây trồng sinh trưởng & phát triển tốt cần làm gì?
+ Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá?
+ Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khi thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây?
Sản phẩm dự kiến:
- Khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá để giảm sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng về lượng nước rễ hút vào và lá thoát ra, giúp rễ có thời gian phục hồi và phát triển.
- Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây vì trong các điều kiện đó, tốc độ thoát hơi nước ở lá của cây diễn ra mạnh, cây mất nhiều nước nên cần được bổ sung.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. Qua mạch gỗ.
Câu 2: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
A. Nước.
B. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ.
C. Các ion khoáng.
D. Nước & các ion khoáng.
Câu 3: Chất hữu cơ được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. Qua mạch gỗ.
Câu 4: Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
A. Nước.
B. Các hợp chất hữu cơ.
C. Các ion khoáng.
D. nước & các ion khoáng.
Câu 5: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - D | Câu 3 - A | Câu 4 - B | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây?
Câu 2: Sau khi học về quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điều gì sẽ xảy ra, còn Khôi thì không biết tưới nước hợp lí cho cây trồng là như thế nào. Em hãy giúp Mai và Khôi giải đáp các băn khoăn trên.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 7 kết nối tri thức
SINH HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo
SINH HỌC 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Soạn giáo án Sinh học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức
SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU
Soạn giáo án Sinh học 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử sinh học 7 cánh diều