Giáo án và PPT KHTN 9 cánh diều Bài 16: Dãy hoạt động hóa học
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 16: Dãy hoạt động hóa học. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 9 cánh diều
BÀI 16. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xây dựng dãy hoạt động hoá học
Nhiệm vụ 1: Tiến hành Thí nghiệm 1: So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa đồng và bạc
So sánh độ hoạt động hoá học của đồng và bạc
Dự kiến sản phẩm:
- Hiện tượng: Xuất hiện bạc bám trên kim loại đồng, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
- Phản ứng:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- Kết luận: Cu có độ hoạt động hoá học mạnh hơn Ag vì đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối.
Nhiệm vụ 2: Tiến hành Thí nghiệm 2: Khảo sát phản ứng của kim loại Mg, Fe, Cu với dung dịch acid
So sánh độ hoạt động hoá học của Mg, Fe, Cu, H.
Dự kiến sản phẩm:
- Hiện tượng: Mg và Fe phản ứng với dung dịch HCl, Cu không phản ứng.
- Phản ứng:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Kết luận:
- Độ hoạt động hoá học của Mg và Fe lớn hơn Cu…
Nhiệm vụ 3: Tiến hành Thí nghiệm 3: Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Mg với nước
So sánh độ hoạt động hoá học của Na, Mg.
Dự kiến sản phẩm:
- Hiện tượng: Na phản ứng mạnh mẽ với nước, có bọt khí thoát ra dung dịch chuyển màu hồng đậm.
Mg ít tan trong nước thường, phải đun nóng mới thấy phản ứng, dung dịch chuyển màu hồng nhạt…
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học
GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi thực hiện tìm hiểu về ý nghĩa dãy hoạt động hoá học, trang 86 SGK.
Dự kiến sản phẩm:
- Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái sang phải.
- Các kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid hoặc dung dịch sulfuric acid loãng…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 tạo thành Cu kim loại:
A. Al, Zn, Fe .
B. Zn, Pb, Au.
C. Mg, Fe, Ag.
D. Na, Mg, Al.
Câu 2: Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2, kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là:
A. Na.
B. Mg.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 3: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
A. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra.
B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
C. Không hiện tượng.
D. Có kết tủa trắng.
Câu 4: Cho 1 viên Sodium vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:
A. Viên Sodium tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu.
B. Viên Sodium tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam.
C. Viên Sodium tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
D. Không có hiện tượng.
Câu 5: Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2 là
A. Hg.
B. Cu.
C. Fe.
D. Ag.
Dự kiến sản phẩm:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | C | C | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS trả lời các câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 85.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 9 cánh diều