Giáo án và PPT Ngữ văn 11 chân trời Bài 5: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng). Thuộc chương trình Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN 1: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Uớc mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc trưng của bi kịch
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy trình bày đặc trưng của bi kịch.
Sản phẩm dự kiến:
Bi kịch: Khai thác xung đột, mâu thuẫn, với nhân vật chính thường trải qua sự thảm bại hoặc cái chết.
Hành động và cốt truyện bi kịch: Tổ chức hành động, tiến trình biến cố, và xung đột làm nổi bật tính cách nhân vật.
Xung đột bi kịch: Nảy sinh giữa các thế lực đối lập, tạo ra hiệu ứng thanh lọc trong tâm hồn khán giả.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
GV đưa ra câu hỏi: Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ và tóm tắt nội dung của văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
Sản phẩm dự kiến:
* Tác giả:
Nguyễn Huy Tưởng: Nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam.
Tác phẩm: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" – một vở kịch bi kịch.
* Xuất xứ:
Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số yếu tố của bi kịch (xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật)
GV đưa ra câu hỏi:
Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của tác phẩm.
Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ.
Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.
Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.
Nhắc lại khái niệm chủ đề. Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
* Những xung đột cơ bản của tác phẩm.
Hồi V là cao trào, tập trung xung đột giữa phe triều đình và phe khởi loạn, giữa quan niệm của Đan Thiềm và Vũ Như Tô.
* Điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô
Tương đồng: Quý trọng Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.
Khác biệt: Sự chuyển biến nội tâm và quan điểm về cuộc sống.
* Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch: Văn bản chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung đột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.
* Chủ đề trong bi kịch Vũ Như Tô
Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực.
Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận.
Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ.
Nhiệm vụ 2: Phân tích chi tiết tiêu biểu, đề tài, sự kiện
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang?
Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?
Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.
Sản phẩm dự kiến:
1. Công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang
- Kiến trúc kì vĩ, đòi hỏi nhiều nguồn lực.
- Gây xung đột, có thể coi là nguyên nhân gây bạo loạn.
2. Mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu
Vũ Như Tô trả giá đắt với mất danh dự, người tri kỉ, công trình và cuộc sống của mình.
3. Kết luận theo thể loại
- Yếu tố bi kịch: Xung đột giữa lý tưởng và hiện thực, dẫn đến thất bại và cái chết.
- Nhân vật chính: Vũ Như Tô – nghệ sĩ thiên tài vấp phải bi kịch.
- Hiệu ứng thanh lọc: Gây chấn động cảm xúc, thức tỉnh, và đồng cảm với giá trị tốt đẹp trong đời.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Tác giả của vở kịch là ai?
A. Vũ Như Tô
B. Lưu Quang Vũ
C. Nguyễn Huy Tưởng
D. Vũ Đình Long
Câu 2. Văn bản "Vĩnh biệt Cửu trùng đài" là một hồi trong vở kịch nào?
A. Vũ Như Tô
B. Bắc Sơn
C. Những người ở lại
D. Sống mãi với thủ đô
Câu 3. Tác phẩm “Vũ Như Tô” thuộc loại hình nghệ thuật nào?
A. Tiểu thuyết
B. Kịch
C. Phim truyện
D. Cải lương
Câu 4. ù bị Lê Tương Dực dọa giết nhưng lúc đầu Vũ Như Tô vẫn không đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Vì sao?
A. Vì ông không muốn có công sức vào công trình quá tốn nhiều của cải vô ích.
B. Vì ông biết việc xây dựng Cửu Trùng Đài sẽ là tai họa lớn đối với nhân dân
C. Vì ông không muốn phục vụ hôn quân.
D. Vì biết mình không đủ tài năng để thực hiện.
Câu 5. Bối cảnh lịch sử trong kịch “Vũ Như Tô” là sự việc nào dưới đây?
A. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, dưới thời vua Lê Long Đĩnh.
B. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, dưới thời vua Lê Tương Dực.
C. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, khi Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh
D. Sự việc xảy ra ở Huế, dưới thời vua Khải Định
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - D | Câu 3 - A | Câu 4 - B | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tìm hiểu, nhận xét về cách diễn tả không khí, nhịp điệu của sự việc, cách dẫn dắt xung đột kịch (qua nghệ thuật dàn cảnh, phân lớp) và những điểm đặc sắc về ngôn ngữ phù hợp với một vở bi kịch lịch sử thể hiện trong đoạn trích (bao gồm cả lời nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả).
Câu 2: Nhận xét về ngôn ngữ kịch của Nguyễn Huy Tưởng qua đoạn trích.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo