Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang – Mô-li-e)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang – Mô-li-e). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 4. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
ÔNG GIUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Mô-li-e? Em hãy trình bày xuất xứ và nội dung chính của vở kịch.
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả
- Mô-li-e (1622-1673), người Pháp, là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất thế giới
- Một số vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), …
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang” (1670).
- Nội dung chính: Vở kịch phê phán thói học đòi, rởm đời của những người giàu có nhưng thiếu hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không phân biệt được thật- giả, tốt- xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc, thậm chí bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết
GV đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.
Câu 2: Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?
Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của các nhân vật này?
Câu 4: Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1:
- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.
- Một số chỉ dẫn sân khấu trong văn bản là:
+ ÔNG GIUỐC-ĐANH – nhìn áo của bác phó may …
+ Bốn chú thợ phụ ra… dàn nhạc
+…
- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.
Câu 2:
- Chi tiết gây cười trong văn bản:
+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.
+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.
+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.
- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.
Câu 3:
Qua đoạn trích, có thể thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, ngờ nghệch, lại có thói háo danh và vô cùng lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may. Ông xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng của một trường giả học làm sang vừa ngu dốt, vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Sự đắc ý của Giuốc-đanh lên tới tột độ khi tin rằng mình đã có được bộ lễ phục đúng mốt quý tộc. Điều ấy làm cho lão ta sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh trước đó. Đến bộ tóc giả và lông đính mũ thì lão cũng chỉ hỏi qua loa lấy lệ. Chỉ biết rằng chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này. Khổ một cái, cái bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Ông được xưng tôn là "ông lớn", lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là bác phó may được thưởng vì tiếng "ông lớn" sang trọng ấy. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào.
Câu 4: Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biếm những người trong xã hội có thói háo danh, sĩ diện, thích nịnh bợ.
…..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”?
A. Aziz Nesin
B. Moliere
C. Fundy
D. Cervantes
Câu 2: Văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” thuộc thể loại gì?
A. Hài kịch
B. Chính kịch
C. Truyện cười
D. Truyện trung cổ
Câu 3: Các chỗ in nghiêng được gọi là:
A. Chỉ dẫn sân khấu
B. Lời người kể chuyện
C. Suy nghĩ trong lòng nhân vật chính
D. Bản chất thực sự của tình huống
Câu 4: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt đẹp. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?
A. Mâu thuẫn giữa hiện thực tốt đẹp và bản chất giả dối.
B. Mâu thuẫn giữa cái tinh khôn của phó máy với cái ngu xuẩn của ông Jourdain.
C. Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp cao sang của giới quý tộc với những trò lố bịch của ông Jourdain.
D. Không có loại mâu thuẫn này.
Câu 5: Qua đoạn trích, em thấy ông Jourdain là người như thế nào?
A. Là một người ham hư danh, thèm khát những điều không thuộc về mình, thể hiện qua việc ông muốn có một bộ lễ phục để trông ra dáng quý phái
B. Là một người ngu muội, thể hiện qua việc ông dễ bị lừa.
C. Là một người có niềm tin vào cuộc sống, không vì thân phận thấp hèn mà không nỗ lực.
D. Cả A và B.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - A | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
Câu 2: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức