Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 4: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Thuộc chương trình Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc sống, có những con người, những sự việc nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc không thể quên? Hãy chia sẻ với cả lớp cảm nghĩ về con người hoặc sự việc đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
-GV sử dụng câu hỏi: Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Sản phẩm dự kiến:
Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
● Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè ở trường…sự việc mà em được chứng kiến hoặc nghe kể) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, xúc động, bâng khuâng,...).
● Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em (Người đó có đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình, tính cách? Sự việc đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Những ai tham gia sự việc và họ đã làm gì?).
● Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với người đó; xúc động, không thể nào quên,... đối với sự việc đó).
● Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; từ láy tượng hình, tượng thanh; câu cảm thán;...).
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
- GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện
- GV đặt câu hỏi, HS theo dõi văn bản và trả lời:
+ Bài văn có bố cục mấy phần?
+ Đối tượng biểu cảm trong bài văn là ai?
+ Tác giả bày tỏ tình cảm ấn tượng ban đầu như thế nào về đối tượng?
+ Bài văn đã nêu những đặc điểm nổi bật nào về đối tượng?
+ Người viết đã bộc lộ tình cảm, suy nghĩ như thế nào về đối tượng?
Sản phẩm dự kiến:
- Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội
- Tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng: xúc động trước nhân cách cao đẹp, hết lòng làm thiện nguyện.
- Những đặc điểm nổi bật về đối tượng được người viết nhắc đến:
+ Tuổi tác
+ Hoàn cảnh sống: bán hàng ở chợ, điều kiện không dư dả gì.
+ Công việc: bà nhận cưu mang, nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Bà tham gia các hoạt động thiện nguyện khác
(trao quà cho người dân vùng núi; giúp các bệnh nhân nghèo bất hạnh ở Hà Nội )
- Tình cảm của người viết: cảm phục, kính trọng, gần gũi, ấm áp.
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
- GV hướng dẫn HS lựa chọn đề tài để viết. Với dạng bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, phương án thích hợp nhất là cho HS được quyền tự do lựa chọn con người hoặc sự việc để viết: người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm…..
- GV hướng dẫn HS tìm ý thông qua phiếu tìm ý.
Sản phẩm dự kiến:
a. Trước khi viết
- Lựa chọn đối tượng biểu cảm.
- Tìm ý
- Lập dàn ý:
+ Mở bài:
● Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ
● Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.
+ Thân bài:
● Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.
● Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.
+ Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Mục đích chính của bài văn biểu cảm là gì?
A. Trình bày sự kiện một cách chi tiết
B. Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ của người viết
C. Mô tả ngoại hình của nhân vật
D. Đưa ra các lập luận và chứng cứ
Câu 2. Phần mở bài của bài văn biểu cảm nên làm gì?
A. Giới thiệu đối tượng biểu cảm và bày tỏ cảm xúc ban đầu
B. Trình bày các sự kiện liên quan đến đối tượng
C. Đưa ra các lập luận và chứng cứ
D. Kết luận về đối tượng biểu cảm
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: B
Câu 2: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong phần thân bài của bài văn biểu cảm về con người, người viết nên làm gì?
Câu 2: Hãy viết bài văn về người hoặc sự việc mà em có ấn tượng sâu sắc (nếu bài kiểm tra đã làm biểu cảm về người, thì bài tập này biểu cảm về sự việc hoặc ngược lại).
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức