Giáo án và PPT Ngữ văn 7 chân trời Bài 3: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu). Thuộc chương trình Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN 2. HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS:
1. Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.
2. Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV yêu cầu HS xác định thể loại và bố cục văn bản.
- GV đặt câu hỏi: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.
Sản phẩm dự kiến:
- Thể loại: nghị luận văn học
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”): Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
+ Phần 2 (tiếp theo đến “thanh cao, trong sạch”): Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
- Mục đích của văn bản: nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.
- Nội dung: Nhấn mạnh, khẳng định tầng nghĩa trực tiếp (miêu tả vẻ đẹp hoa sen) và tầng nghĩa biểu tượng (cách sống thanh cao, giữ vững phẩm giá) của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- GV yêu cầu HS đoạn văn đầu và trả lời: Tác giả đã nêu ra ý kiến gì? Em có nhận xét gì về cách nêu ý kiến của tác giả?
Sản phẩm dự kiến:
- Tác giả nêu ra vấn đề: Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn mỹ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.
- Tác giả đã nêu ra hai ý kiến lớn:
+ Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách tài tình, khéo léo (3 câu thơ đầu trong bài ca dao)
+ Những triết lí sống sâu sắc (câu thơ cuối)
=> Cách nêu vấn đề trực tiếp ngắn gọn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vẻ đẹp hoa sen qua các câu thơ
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: Từ ý kiến đó, tác giả đã triển khai các ý kiến nhỏ ra sao?
- Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
Sản phẩm dự kiến:
- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình
+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
●Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục
+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.
●Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí
Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen
●Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở
+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài
●Bằng chứng 1.3: câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết
- Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc
+ Lí lẽ: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
●Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó
●Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng
* Nhận xét:
- Các ý kiến lớn được sắp xếp theo hai tầng nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao:
+ Ý kiến lớn 1 nói về nghĩa tả thực.
+ Ý kiến lớn 2 nói về nghĩa tượng trưng
Cách sắp xếp đi từ tả thực đến tượng trưng là phù hợp với quá trình đọc, giải nghĩa hình ảnh.
- Các ý kiến nhỏ được sắp xếp theo trình tự bố cục bài ca dao, đi theo mạch triển khai ý của tác giả dân gian. - Cách sắp xếp trật tự ý kiến như vậy giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận, nắm bắt lập luận của VB, từ đó làm tăng sức thuyết phục của VB về hai ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.
=> Không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ sẽ làm xáo trộn mạch lập luận của văn bản
Hoạt động 4: Tìm hiểu khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
- GV yêu cầu HS đọc phần cuối và trả lời: + Tác giả đã đưa ra nhận xét thế nào về hình ảnh hoa sen?
+ Em hãy đọc một số bài ca dao khác nói về hoa sen. Hoa sen trong những bài thơ đó có đặc điểm gì?
Sản phẩm dự kiến:
Hoa sen là loài hoa vừa dân dã, gần gũi với đồng quê Việt Nam khắp mọi miền đất nước; vừa là loài hoa thanh tao, cao quý bởi “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Mỗi lời thơ về sen ca ngợi vẻ đẹp một cách nhưng đều làm nổi bật những vẻ đẹp hương sắc riêng mà chỉ sen mới có:
Hoa sen nở đẹp trong đầm
Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay
Yêu thương vun bón tháng ngày
Nay hoa hé nhụy lòng đầy nao nao
Hay:
Sen ơi giữ lấy tram đường
Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn
Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun
Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh
Thông qua bài nghị luận văn học của tác giả Hoàng Tiến Tựu giúp ta hiểu hơn về sen, không chỉ mang hương sắc cho đời mà còn sen còn mang nét đẹp tượng trưng cho khí chất, tâm hồn người Việt: dù hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn cho mình lối sống thanh cao, trong sạch.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?
A. Sự khéo léo, tài tình
B. Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
C. Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
D. Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen
Câu 2. Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có vị trí đặc biệt, vì sao?
A. Vì đó là câu chuyển
B. Vì đó là câu thực
C. Vì đó là câu tả
D. Vì đó là câu kết
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Câu 2: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức