Giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời CĐ 2 Phần II: Các loại vùng kinh tế

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Địa lí 12 bộ sách Chân trời sáng tạo CĐ 2 Phần II: Các loại vùng kinh tế. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VÙNG KINH TẾ

Hoạt động 2.1. Phân biệt các loại vùng kinh tế 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được các loại vùng kinh tế (theo các tiêu chí cụ thể): vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng ngành,...

b. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục II.1 trong SCĐ để hoàn thành nhiệm vụ học tập: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành (phiếu học tập số 1, 2, 3, 4).

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm gồm 4 – 6 HS), hoạt động 2 vòng.

+ Vòng chuyên gia: GV phát phiếu học tập cho các nhóm, các nhóm làm việc độc lập để hoàn thành các câu hỏi và bài tập. HS các nhóm quy định số thứ tự, GV quy định thẻ màu cho mỗi nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1: Vùng kinh tế - xã hội là gì?

……………………………………………………

Câu 2: Vùng kinh tế - xã hội được hình thành dựa trên những tiêu chí nào?

……………………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

……………………………………………………

Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm được hình thành dựa trên những tiêu chí nào?

…………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

VÙNG KINH TẾ NGÀNH

Câu 1: Vùng kinh tế ngành là gì?

……………………………………………………………

Câu 2: Vùng kinh tế ngành được hình thành dựa trên những tiêu chí nào?

…………………………………………

+ Vòng các mảnh ghép: HS ở các nhóm hình thành nhóm mới theo quy luật: có đủ các màu từ các nhóm chuyên gia để phân biệt được các loại vùng kinh tế (theo các tiêu chí cụ thể: vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng ngành).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu hỏi: Phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành

 

Vùng kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế trọng điểm

Vùng kinh tế ngành

Khái niệm

 

 

 

Tiêu chí

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3 ở vòng chuyên gia.

- HS di chuyển, hoàn thành Phiếu học tập số 4 ở vòng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày về phân biệt các loại vùng kinh tế theo Phiếu học tập số 4.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 4.

- GV kết luận về các tiêu chí chủ yếu phân biệt mỗi loại vùng kinh tế.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Phân biệt các loại vùng kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1: Vùng kinh tế - xã hội là gì?

Vùng kinh tế – xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các hoạt động kinh tế – xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lí các quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên mỗi vùng của đất nước. 

 

Câu 2: Vùng kinh tế - xã hội được hình thành dựa trên những tiêu chí nào?

- Về phạm vi ranh giới vùng: Vùng bao gồm ranh giới hành chính của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo thành vùng lãnh thổ thống nhất, không bị chia cắt, rời rạc.

- Có sự tương đồng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên tương đồng về khí hậu, địa hình, đất, khoáng sản,...để có thể nhóm các tỉnh, thành phố thành một vùng và có thể phân biệt rõ vùng này với vùng khác. 

- Có sự tương đồng về điều kiện kinh tế: Có nhiều chỉ tiêu phản ánh sự tương đồng về điều kiện kinh tế như: quy mô GRDP, GRDP/người, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...

- Có điều kiện tương đồng về xã hội, lịch sử, văn hoá, dân cư: Một số chỉ tiêu để phân tích sự khác biệt giữa các vùng như quy mô, tốc độ gia tăng dân số; phân bố dân cư, dân tộc; trình độ và cơ cấu lao động; tập quán truyền thống;... để có thể nhóm gộp tạo thành vùng.

- Có điều kiện tương đồng về xã hội, lịch sử, văn hoá, dân cư: Một số chỉ tiêu để phân tích sự khác biệt giữa các vùng như quy mô, tốc độ gia tăng dân số; phân bố dân cư, dân tộc; trình độ và cơ cấu lao động; tập quán truyền thống;... để có thể nhóm gộp tạo thành vùng.

Cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối: Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng, nhất là giao thông vận tải, cơ sở năng lượng, thông tin liên lạc,...

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia hoặc của một vùng, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, trình độ phát triển cao, giữ vai trò dẫn dắt, đầu tàu thúc đẩy, lan toả phát triển chung của cả nước hoặc của một vùng.

 

Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm được hình thành dựa trên những tiêu chí nào?

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, các nguồn lực tự nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển.

- Được ưu tiên đầu tư về vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư,... Từ đó, tạo khả năng phát triển các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như hỗ trợ các vùng khác phát triển.

- Có vai trò lớn với cả nước qua các chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP cả nước, GRDP/người cao, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,...

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

VÙNG KINH TẾ NGÀNH

Câu 1: Vùng kinh tế ngành là gì?

Vùng kinh tế ngành là một vùng mà ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định, ví dụ vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp, vùng du lịch,... Trong vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hoá mà có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp, trong đó các ngành sản xuất chuyên môn hoá là cốt lõi của vùng. Phân vùng kinh tế ngành nhằm mục đích xác định hợp lí phương hướng phát triển chủ yếu của ngành trong vùng hiện tại cũng như tương lai, đồng thời là cơ sở cho quy hoạch vùng kinh tế ngành.

 

Câu 2: Vùng kinh tế ngành được hình thành dựa trên những tiêu chí nào?

Vùng nông nghiệp

- Các yếu tố về kinh tế - xã hội như dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp,...

- Hướng chuyên môn hoá sản xuất của vùng, các sản phẩm chuyên môn hoá chiếm vị trí trong sản lượng và xuất khẩu của cả nước.

- Một số chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và sự phát triển của vùng: tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế vùng, quy mô và cơ cấu của một số sản phẩm chủ yếu của vùng so với cả nước, các sản phẩm chuyên môn hoá chủ đạo của vùng,...

Vùng công nghiệp

- Là vùng có sự tương đồng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội để bố trí các ngành và cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao. 

- Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng, các ngành sản xuất chuyên môn hoá, sự phát triển của các khu kinh tế, khu công nghiệp,...

- Một số chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và sự phát triển của vùng: tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế vùng, tốc độ tăng trưởng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, quy mô và cơ cấu của một số sản phẩm chủ yếu của vùng so với cả nước,...

Vùng du lịch

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch của vùng, cũng như có khả năng liên kết với các lãnh thổ lân cận, với cả nước và quốc tế.

- Các sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi bật; các loại hình du lịch chủ yếu; các địa bàn du lịch trọng điểm; các trung tâm du lịch;...

- Một số chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và sự phát triển của vùng: tỉ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế vùng, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượt khách du lịch (trong nước, quốc tế) và doanh thu du lịch của vùng so với cả nước,...

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA MỖI LOẠI 

VÙNG KINH TẾ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu hỏi: Phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành

 

Vùng kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế trọng điểm

Vùng kinh tế ngành

Khái niệm

Vùng kinh tế – xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các hoạt động kinh tế – xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia hoặc của một vùng, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, trình độ phát triển cao, giữ vai trò dẫn dắt, đầu tàu thúc đẩy, lan toả phát triển chung của cả nước hoặc của một vùng.

Vùng kinh tế ngành là một vùng mà ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định, ví dụ vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp, vùng du lịch,...

Tiêu chí

- Về phạm vi ranh giới vùng: Vùng bao gồm ranh giới hành chính của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo thành vùng lãnh thổ thống nhất, không bị chia cắt, rời rạc.

- Có sự tương đồng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên tương đồng về khí hậu, địa hình, đất, khoáng sản,...để có thể nhóm các tỉnh, thành phố thành một vùng và có thể phân biệt rõ vùng này với vùng khác. 

- Có sự tương đồng về điều kiện kinh tế: Có nhiều chỉ tiêu phản ánh sự tương đồng về điều kiện kinh tế như: quy mô GRDP, GRDP/người, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...

- Có điều kiện tương đồng về xã hội, lịch sử, văn hoá, dân cư: Một số chỉ tiêu để phân tích sự khác biệt giữa các vùng như quy mô, tốc độ gia tăng dân số; phân bố dân cư, dân tộc; trình độ và cơ cấu lao động; tập quán truyền thống;... để có thể nhóm gộp tạo thành vùng.

- Có điều kiện tương đồng về xã hội, lịch sử, văn hoá, dân cư: Một số chỉ tiêu để phân tích sự khác biệt giữa các vùng như quy mô, tốc độ gia tăng dân số; phân bố dân cư, dân tộc; trình độ và cơ cấu lao động; tập quán truyền thống;... để có thể nhóm gộp tạo thành vùng.

Cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối: Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng, nhất là giao thông vận tải, cơ sở năng lượng, thông tin liên lạc,...

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, các nguồn lực tự nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển.

- Được ưu tiên đầu tư về vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư,... Từ đó, tạo khả năng phát triển các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như hỗ trợ các vùng khác phát triển.

- Có vai trò lớn với cả nước qua các chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP cả nước, GRDP/người cao, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,...

Vùng nông nghiệp

Một số chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và sự phát triển của vùng: tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế vùng, quy mô và cơ cấu của một số sản phẩm chủ yếu của vùng so với cả nước, các sản phẩm chuyên môn hoá chủ đạo của vùng,...

Vùng công nghiệp

Một số chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và sự phát triển của vùng: tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế vùng, tốc độ tăng trưởng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, quy mô và cơ cấu của một số sản phẩm chủ yếu của vùng so với cả nước,...

Vùng du lịch

Một số chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và sự phát triển của vùng: tỉ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế vùng, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượt khách du lịch (trong nước, quốc tế) và doanh thu du lịch của vùng so với cả nước,...

 

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các vùng kinh tế ở nước ta

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày (tóm tắt) được các loại vùng kinh tế ở Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm và giải thích được sự hình thành của một số loại vùng kinh tế.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 - 2.6, bảng 2.1 – 2.6

 trang 19 - 34 và đọc mục II.2 trong SCĐ để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4, 5, 6 và sản phẩm của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các vùng kinh tế - xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 2.1 trang 22 và đọc mục II.2.a để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành phiếu học tập số 5.

  • Nhóm 1: tìm hiểu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

  • Nhóm 2: tìm hiểu vùng Đồng bằng sông Hồng.

  • Nhóm 3: tìm hiểu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

  • Nhóm 4: tìm hiểu vùng Tây Nguyên.

  • Nhóm 5: tìm hiểu vùng Đông Nam Bộ.

  • Nhóm 6: tìm hiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Tìm hiểu về vùng………………………………………….

1. Trình bày quá trình hình thành vùng kinh tế - xã hội.

Giai đoạn

Số vùng

1975 – 1985

 

1986 – 2000

 

Sau năm 2000

 

2. Trình bày đặc điểm phát triển vùng kinh tế -xã hội. 

Tên vùng

 

Các đơn vị hành chính 

 

Đặc điểm phát triển 

 

Một số chỉ số về kinh tế - xã hội của vùng so với cả nước

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 5.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày về các loại vùng kinh tế theo Phiếu học tập số 5.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 5.

- GV kết luận về các vùng kinh tế ở nước ta.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Phân biệt các loại vùng kinh tế

a. Vùng kinh tế - xã hội

Kết quả Phiếu học tập số 5 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 hoạt động 2.2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.1. Một số chỉ số về diện tích và dân số của các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam, năm 2021.

Các vùng kinh tế - xã hội

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (%)

Nghìn km2

% so với cả nước

Triệu người

% so với cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

92,5

28,7

12,9

13,1

136

25,9

Đồng bằng sông Hồng

21,3

6,4

23,2

23,6

1091

37,0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

95,8

28,9

20,6

20,9

215

25,8

Tây Nguyễn

54,5

16,5

6,0

6,1

111

17,0

Đông Nam Bộ

23,6

7,1

18,3

18,6

778

28,3

Đồng bằng sông Cửu Long

40,9

12,4

17,4

17,7

426

14,6

 

Bảng 2.2. Cơ cấu GRDP ( theo giá hiện hành) phân theo khu vực kinh tế của các vùng kinh tế - xã hội nước ta, năm 2021

 

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Trung du và miền núi Bắc Bộ

19,1

41,4

34,5

5,0

Đồng bằng sông Hồng

5,5

42,6

42,1

9,8

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

18,5

34,0

38,9

8,6

Tây Nguyễn

34,7

20,0

39,9

5,4

Đông Nam Bộ

4,7

42,6

42,2

10,5

Đồng bằng sông Cửu Long

32,1

26,4

35,8

5,7

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1. Trình bày quá trình hình thành vùng kinh tế - xã hội.

Giai đoạn

Số vùng

1975 – 1985

Gồm 40 đơn vị hành chính tỉnh, thành phố được phân thành 4 vùng kinh tế lớn, dưới vùng kinh tế lớn có 6 tiểu vùng.

1986 – 2000

Gồm 53 tỉnh, thành phố được chia thành 8 vùng kinh tế – xã hội.

Sau năm 2000

Gồm 6 vùng kinh tế – xã hội trên nền của 64 tỉnh, thành phố

2. Trình bày đặc điểm phát triển vùng kinh tế -xã hội. 

Tên vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Các đơn vị hành chính 

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.

Đặc điểm phát triển 

Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và kinh tế - xã hội của cả nước; có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, trữ năng thuỷ điện lớn. Các tỉnh trong vùng nhìn chung có điều kiện xã hội, lịch sử, văn hoá, dân cư tương đồng.

Một số chỉ số về kinh tế - xã hội của vùng so với cả nước

Vùng có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển công nghiệp thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản.

 

Tên vùng

Đồng bằng song Hồng

Các đơn vị hành chính 

Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh (năm 2008 tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội).

Đặc điểm phát triển 

Vùng có lịch sử phát triển lâu đời, giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước. Vùng có địa hình đồng bằng màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; có lợi thế hàng đầu về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, về quy mô, chất lượng nguồn nhân lực.

Một số chỉ số về kinh tế - xã hội của vùng so với cả nước

Kinh tế của vùng phát triển hàng đầu cả nước, cơ cấu kinh tế hiện đại, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GRDP của vùng. Trong vùng tập trung các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại (điện tử, sản xuất phần mềm, sản xuất ô tô, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng,...).

 

Tên vùng

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Các đơn vị hành chính 

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đặc điểm phát triển 

Vùng có vị trí quan trọng trong giao lưu phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, đặc biệt là kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các tỉnh trong vùng đều có biển, đồng bằng nhỏ hẹp và vùng đồi núi phía tây.

Một số chỉ số về kinh tế - xã hội của vùng so với cả nước

Vùng có lợi thế hàng đầu về phát triển kinh tế biển, nhất là du lịch biển, cảng biển và logistics, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến. Tài nguyên du lịch hết sức phong phú, du lịch biển, đảo là thế mạnh đặc biệt của vùng, bên cạnh du lịch tìm hiểu, khám phá di sản thiên nhiên, di sản văn hoá.

 

Tên vùng

Tây Nguyên

………..

…………..

 

 

 

 

 

Tên vùng

Đông Nam Bộ

 

 

 

 

 

 

 

Tên vùng

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay