Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 12 kết nối Bài 9: Định luật Boyle
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Vật lí 12 Bài 9: Định luật Boyle sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
BÀI 9: ĐỊNH LUẬT BOYLE
Câu 1: Đường biểu diễn nào sau đây biểu diễn mối liên hệ giữa thể tích V và áp suất p của một lượng khí xác định trong quá trình đẳng nhiệt? Chọn đáp án đúng, sai.
A.
B.
C.
D.
Đáp án:
A. Đúng | B. Sai | C. Sai | D. Đúng |
Câu 2: Đâu là phát biểu đúng, sai khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định.
A. Áp suất tỉ lệ thuận với thể tích
B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số
C. Trên giản đồ p – V, đồ thị là một đường hypebol
D. Áp suất tỉ lệ với thể tích
Đáp án:
Câu 3: Một quan niệm khác về cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá. Đoạn văn sau đây có nội dung dựa theo bài “Công dụng của bong bóng cá” trong sách Vật lí vui của Ia. I.Perelman (NXB Giáo Dục, năm 2010).
Quan niệm sau đây về cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá đã được nhà khoa học Borenli người Italia nêu lên từ năm 1 685. Muốn nổi lên, cá làm cho bóng bóng trong bụng phồng lên để lực đẩy Archimede tác dụng lên cá trở thành lớn hơn trọng lượng cá. Ngược lại, muốn chìm xuống, cá làm cho bong bóng xẹp xuống để lực đẩy Archimede tác dụng lên cá trở thành nhỏ hơn trọng lượng cá.
Mọi người đều nghĩ quan niệm trên là đúng. Phải hơn 200 năm sau mới có người đưa ra một quan niệm khác về cơ chế này. Cá không thể chủ động làm thay đổi thể tích của bong bóng cá vì khi giải phẫu bong bóng cá, người ta không thấy có mô cơ. Sự thay đổi thể tích của bóng bóng cá do đó là tự động tuân theo các định luật về chất khí, cụ thể là định luật Boyle.
Dựa vào đoạn văn và cho biết đâu là đáp án đúng, sai?
A. Để giải thích cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá chỉ cần dùng định luật Boyle
B. Bong bóng cá không có tác dụng gì trong việc làm cho cá nổi lên hoặc chìm xuống.
C. Khi cá dùng vây và đuôi để bơi lên thì bong bóng cá phồng lên làm cho lực đẩy Archimede tác dụng lên cá tăng giúp cá bơi lên mạnh hơn. Khi cá dùng vây và đuôi để lặn xuống thì bong bóng cá xẹp xuống làm cho lực đẩy Archimede tác dụng lên cá giảm giúp cá lặn xuống mạnh hơn.
D. Cá chủ động bơi lên hoặc lặn xuống được chủ yếu là nhờ lực của vây và đuôi. Bong bóng cá chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho việc bơi lên hoặc lặn xuống của cá.
Đáp án:
Câu 4: Người ta dùng một bơm tay có ống bơm dài 50 cm và đường kính trong 4 cm để bơm không khí vào một túi cao su sao cho túi phồng lên. Sau 40 lần bơm thì không khí trong túi có thể tích là 6,28 lít. Biết áp suất khí quyển là 1 atm và coi nhiệt độ của không khí được bơm vào túi không đổi. Lấy π=3,14.
Đâu là đáp án đúng, sai?
A. Sau 40 lần bơm ta đưa vào quả bóng 50,24 lít khí.
B. Sau 40 lần bơm lượng khí đưa vào quả bóng được nén còn 6,5 lít.
C. Áp suất khí trong quả bóng sau 40 lần bơm là 4 atm.
D. Mỗi lần bơm ta đưa vào quả bóng 0,628 lít khí.
Đáp án:
Câu 5: Cho các phát biểu về đường đẳng nhiệt:
Chọn đáp án đúng, sai.
A. Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt là giống nhau.
B. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (V, T) là một đoạn thẳng song song với trục OT.
C. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) là một cung hypebol.
D. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, T) là một đoạn thẳng vuông góc với trục OT.
Đáp án:
Câu 6: Chọn phát biểu đúng, sai dưới đây:
A. Định luật Boyle cho biết mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi
B. Định luật Boyle cho biết mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi
C. Một lượng khí được xác định bởi số các phân tử khí
D. Đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p-V) là đường hypebol
Đáp án:
Câu 7: Cho một lượng khí không đổi thực hiện một quá trình biến đổi như hình vẽ sau:
Biết rằng ban đầu khối khí có thể tích V = x lít, Thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng?
Chọn đáp án đúng, sai.
A. Cho x = 6, thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng 1 lít
B. Cho x = 9, thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng 1,5 lít
C. Cho x = 10, thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng 2 lít
D. Cho x = 13, thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng 3 lít
Đáp án:
=> Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 9: Định luật Boyle