Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 chân trời Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
BÀI 5. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á
Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn
A. hình thành.
B. phát triển.
C. phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.
D. khủng hoảng, suy thoái.
Đáp án:
A. Sai | B. Sai | C. Đúng | D. Đúng |
Câu 2: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều
A. diễn ra khi đất nước đã bị của thực dân phương Tây nô dịch, thống trị.
B. thất bại.
C. thành công.
D. đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Đáp án:
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn mà các nước tư bản phương Tây sử dụng trong quá trình xâm nhập, xâm lược vào khu vực Đông Nam Á?
A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
D. Dùng văn minh của mình để khai phá văn minh ở Đông Nam Á.
Đáp án:
Câu 4: Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
A. Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
B. Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
C. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
D. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
Đáp án:
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải.
B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản.
C. Đẩy mạnh trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, ...
D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy.
Đáp án:
Câu 6: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
A. tiến hành canh tân đất nước.
B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
C. có chính sách ngoại giao mềm dẻo.
D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
Đáp án:
Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”.
B. Triều đình phong kiến lãnh đạo nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên chống thực dân phương Tây xâm lược.
C. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương.
D. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương.
Đáp án: