Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 7: NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D dưới đây.
A. Có kiến thức về tài chính, về quảng cáo tiếp thị thể hiện năng lực dự báo và kiểm soát rủi ro của người kinh doanh.
B. Anh A quyết tâm xây dựng sự nghiệp của mình, điều đó thể hiện năng lực năng động, sáng tạo của người kinh doanh.
C. Sau khi khởi nghiệp thành công, anh N, giám đốc công ty dùng chính cổ phần của mình để chia sẻ lại cho các cộng sự đã dốc tâm, dốc sức cùng anh. Điều này thể hiện năng lực quản lí, lãnh đạo của người kinh doanh.
D. Chị T buồn rầu vì nghi ngờ nhân viên tài chính có gian lận trong quá trình làm việc mà chưa tìm được bằng chứng, đây là hạn chế về thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin.
Đáp án:
A. Sai | B. Sai | C. Đúng | D. Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng thứ hai của người kinh doanh.
B. Khát khao của bản thân sẽ dẫn dắt và định hướng quá trình học tập và rèn luyện năng lực kinh doanh.
C. Để tạo ra động lực cho nhân viên, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến tiền lương mà còn thể hiện sự tôn trọng và tạo cơ hội cho người lao động phát huy hết năng lực của bản thân.
D. Sức mạnh nội tại của bản thân quan trọng, nhưng cơ hội bên ngoài vẫn quan trọng hơn.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Người kinh doanh cần có khả năng dự báo và kiểm soát rủi ro để đối phó với những thay đổi của thị trường.
B. Năng lực quản lí và lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh.
C. Đánh giá năng lực của người kinh doanh chỉ cần dựa vào điểm yếu của họ mà không cần quan tâm đến điểm mạnh
D. Người kinh doanh chỉ cần huy động nguồn lực, không cần quan tâm đến việc sử dụng chúng hiệu quả.
Đáp án:
Câu 4: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét A, B, C, D.
A. Việc kết hợp giữa chuyên môn nghiệp vụ và khả năng lãnh đạo giúp người kinh doanh không chỉ đạt hiệu quả cao trong hoạt động mà còn xây dựng đội ngũ vững mạnh.
B. Năng lực thiết lập quan hệ của người kinh doanh không quan trọng, vì các yếu tố nội bộ như quản lý và khai thác nguồn lực mới là yếu tố quyết định thành công.
C. Để kiểm soát rủi ro hiệu quả, người kinh doanh cần liên tục cập nhật thông tin thị trường và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
D. Dự báo rủi ro không cần thiết trong kinh doanh nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
Đáp án:
Câu 5: Cho các tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi tình huống dưới đây.
A. Anh Minh là chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất. Khi nhận thấy nhu cầu khách hàng thay đổi theo xu hướng xanh và thân thiện với môi trường, anh đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược sản xuất, sử dụng nguyên liệu tái chế và phát triển sản phẩm mới, giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
B. Anh Hùng mở một cửa hàng bán lẻ nhưng không quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng. Kết quả là, cửa hàng anh thường xuyên thiếu hàng và không giữ được khách hàng trung thành.
C. Chị Mai là chủ một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Thay vì tìm hiểu và đánh giá cơ hội thị trường, chị quyết định đầu tư toàn bộ vốn vào một dự án không khả thi, dẫn đến thất bại chỉ sau vài tháng hoạt động.
D. Chị Lan là giám đốc một công ty dịch vụ vận tải. Khi phát hiện đối thủ cạnh tranh giảm giá để thu hút khách hàng, chị không giảm giá theo mà tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng, giúp công ty giữ vững thị phần.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi nhận xét A, B, C, D:
Anh Tùng là chủ một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch. Nhận thấy ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, anh quyết định mở rộng danh mục sản phẩm để bao gồm nhiều loại thực phẩm hữu cơ hơn. Đồng thời, anh đã tham gia các khóa học về quản lý và tiếp thị để nâng cao kỹ năng lãnh đạo và chuyên môn. Anh cũng chủ động thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm hữu cơ uy tín, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì uy tín của cửa hàng. Kết quả là, doanh thu của cửa hàng tăng mạnh và anh Tùng mở thêm được hai chi nhánh mới trong vòng một năm.
A. Anh Tùng đã thể hiện năng lực sáng tạo và năng động khi nhận ra xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ và kịp thời mở rộng danh mục sản phẩm của mình.
B. Anh Tùng không cần phải thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp mà chỉ cần tập trung vào việc mở rộng quy mô cửa hàng.
C. Sự thành công của cửa hàng chỉ phụ thuộc vào việc mở rộng danh mục sản phẩm, không liên quan đến việc nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của anh Tùng.
D. Việc anh Tùng tham gia các khóa học về quản lý và tiếp thị cho thấy anh có ý thức nâng cao năng lực lãnh đạo và chuyên môn, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau, em hãy lựa chọn đúng, sai cho nhận xét A, B, C, D.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, gia đình cho anh D một khoản vốn để mở doanh nghiệp thương mại. Anh thuê mặt bằng lớn đề mở cửa hàng, thuê nhân viên cũng như đầu tư trang thiết bị tốt. Nhưng sau hai năm kinh doanh, cửa hàng vẫn chưa có lãi và có nguy cơ phá sản. Tâm sự với bạn, anh nhận được lời khuyên rằng: “Có tiền chưa phải là tất cả, cậu phải có nhiều thứ khác quan trọng không kém, đó chính là năng lực cần thiết của người làm kinh doanh như giao tiếp để tạo niềm tin và động lực cho người lao động.... Cậu thuê nhân viên nhưng không bao quát hết nội dung làm việc của họ, như vậy không ổn. Cậu chưa đủ kinh nghiệm để nhìn ra được các cơ hội kinh doanh cũng như chưa đủ quyết tâm trong kinh doanh" Anh D ngẫm nghĩ và quyết định thu hẹp quy mô, thực hiện từ quy mô nhô để học hỏi kinh nghiệm, trau dồi bản thân nhiều năng lực kinh doanh hơn nữa để có cơ hội thành công.
A. Anh D nhận ra rằng chỉ có vốn mà thiếu các năng lực kinh doanh như quản lý, lãnh đạo và giao tiếp thì sẽ khó thành công.
B. Việc thiếu kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh không ảnh hưởng nhiều đến sự thành công của doanh nghiệp, chỉ cần có vốn lớn là đủ.
C. Anh D không cần phải trau dồi năng lực quản lý, chỉ cần đầu tư vào việc mở rộng quy mô cửa hàng để đạt được lợi nhuận.
D. Quyết định thu hẹp quy mô kinh doanh để học hỏi thêm kinh nghiệm và trau dồi năng lực là một bước đi đúng đắn nhằm cải thiện tình hình.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh