Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 10 chân trời Bài 8: Quy tắc octet
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 10 Bài 8: Quy tắc octet sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: QUY TẮC OCTET
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Hợp chất X được tạo bởi hai nguyên tố A, D có phân tử khối là 76. X là dung môi không phân cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ chứa sulfur (S) và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có công thức hydride dạng AH4 và D có công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất dạng DO3. Biết A có hoá trị cao nhất trong X.
a) Cấu hình electron của A và D đều có cùng chu kỳ 2.
b) Công thức của X có dạng AD2.
c) A có nhiều electron hơn D.
d) X là CS2, có cấu trúc mạch thẳng giống CO2.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử sodium có cấu hình là [Ne] 3s1.
a) Nguyên tử sodium có 1 electron hoá trị.
b) Xu hướng cơ bản của nguyên tử sodium là nhường 1 electron để đạt được lớp vỏ 8 electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm Ar.
c) Na+ được tạo thành từ Na theo quy tắc octet có số electron là 11.
d) Sơ đồ mô tả nguyên tử sodium nhường 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng:
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử chlorine có cấu hình là [Ne] 3s23p5.
a) Nguyên tử chlorine có 5 electron hoá trị.
b) Xu hướng cơ bản của nguyên tử chlorine là nhận 1 electron để đạt được lớp vỏ 8 electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm Ar.
c) Cl- được tạo thành từ Cl theo quy tắc octet có số electron là 18.
d) Sơ đồ mô tả nguyên tử chlorine nhường 1 electron:
Đáp án:
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử fluorine và hydrogen bỏ ra 1 electron để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.
b) Khi hình thành liên kết hoá học giữa 2 nguyên tử nitrogen (N) thành phân tử nitrogen (N2) được tạo thành do mỗi nguyên tử nitrogen sẽ góp chung 2 electron hoá trị để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.
c) Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết phân tử N2:
d) Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết phân tử HF:
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất.
a) Nguyên tử K đạt cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất là Xe (xenon).
b) Nguyên tử I đạt cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất là Ar (argon).
c) Qua cấu hình electron của nguyên tử K (Z=19) thấy K có xu hướng nhường 1 electron khi hình thành liên kết hoá học.
d) Qua cấu hình electron của nguyên tử I (Z=53) thấy I có xu hướng nhường 1 electron khi hình thành liên kết hoá học.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử Y có 7 electron.
a) Nguyên tử Y có xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.
b) Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có 7 proton.
c) Nguyên tử Y có 7 proton.
d) Cấu hình electron của nguyên tử Y có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +20.
a) Cấu hình electron của nguyên tử X có 3 phân lớp.
b) Nguyên tử X có 10 proton.
c) Nguyên tử X có xu hướng nhường 6 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
d) Cấu hình electron của nguyên tử X có 2 electron lớp ngoài cùng.
Đáp án:
=> Giáo án và PPT Hoá học 10 chân trời Bài 8: Quy tắc octet