Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3: Nhân hoá
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Nhân hoá. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HOÁ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Xem video về cuộc nói chuyện giữa các loài vật: Ba chú heo con đi cắm trại
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nhận xét
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Đọc bài thơ Ông trời bật lửa và cho biết:
(1) Các sự vật “trời”, “mây”, “sấm” được gọi bằng những từ ngữ nào?
(2) Các sự vật trên và “trăng”, “sao”, “đất” được tả bằng những từ ngữ nào?
(3) Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với “mưa” thân mật như nói với con người?
Sản phẩm dự kiến:
(1) Các sự vật này được gọi bằng những từ ngữ chỉ người: ông trời, chị mây, ông sấm.
(2) Các sự vật này được tả bằng những từ ngữ thường dùng để tả con người: Ông trời bật lửa; chị mây kéo đến; ông sấm vỗ tay cười; trăng sao trốn cả rồi; đất nóng lòng chờ đợi.
(3) Xuống đi nào, mưa ơi!
Hoạt động 2. Rút ra bài học
GV đưa ra câu hỏi:
Xác định 3 kiểu nhân hoá và lấy ví dụ cụ thể.
Sản phẩm dự kiến:
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: Bác gà trống, chị thỏ nâu, em cún, chị tre, nàng mây,…
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: Cái na đã tỉnh giấc rồi/ Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!/ Chị tre chải tóc bên ao/ Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương…
- Nói với sự vật như nói với người: Trâu ơi ta bảo trâu này,…
Hoạt động 3. Luyện tập
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Đọc thầm 2 khổ thơ, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi BT1.
Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi của BT2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
Đọc yêu cầu của BT3: Viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
Sản phẩm dự kiến:
- BT1: Trong hai khổ thơ, tác giả đã dùng các từ ngữ tả con người để tả cây cau: khiêm nhường, mảnh khảnh, da, tấm lòng thơm thảo, thương yêu.
- BT2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ khiến cho hình ảnh cây cau trở nên sống động và thân mật, gần gũi với con người.
- BT3: VD: Lũy tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nhân hóa là gì?
A. Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
B. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
C. Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
D. Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.
Câu 2: Câu văn sau có mấy đại từ nhân hóa?
Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
A. 1 từ.
B. 2 từ.
C. 3 từ.
D. 4 từ.
Câu 3: Câu nào dưới đây có đại từ nhân hóa?
A. Những con ong đã bay đi lấy mật rồi.
B. Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
C. Chị gió vẫn gào thét trong cơn dông.
D. Trâu đang gặm cỏ.
Câu 4: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?
Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.
A. Hào phóng, trao cho, gió mát.
B. Chị, hào phóng, trao cho.
C. Chị mây, hào phóng, mọi người.
D. Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.
Câu 5: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?
Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.
A. Nắng và mây.
B. Mặt trời và mây.
C. Mặt trời và nắng.
D. Nắng và gió.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - A | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 – B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau?
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
(Đặng Hấn)
Câu 2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời