Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3: Luyện tập về nhân hoá

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Luyện tập về nhân hoá. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3: Luyện tập về nhân hoá
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá
Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về nhân hoá

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HOÁ

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Em hãy đặt 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu biện pháp nhân hóa trong bài thơ Ông Mặt trời óng ánh

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

Đọc yêu cầu của BT1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ÔNG MẶT TRỜI ÓNG ÁNH

Ông Mặt Trời óng ánh

Toả nắng hai mẹ con

Bóng con và bóng mẹ

Dắt nhau đi trên đường.

Ông nhíu mắt nhìn em

Em nhíu mắt nhìn ông

“Ông ở trên trời nhé!

Cháu ở dưới này thôi!".

Ông Mặt Trời óng ánh

Hai ông cháu cùng cười

Mẹ cười, đi bên cạnh.

Ông Mặt Trời óng ánh...

NGÔ THỊ BÍCH HIỀN

a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ? 

b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?

Sản phẩm dự kiến:

a) Sự vật được nhân hoá trong bài thơ là Mặt Trời.

b) Mặt Trời được nhân hoá bằng 3 cách: 

  • Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: ông Mặt Trời. 
  • Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: ông Mặt Trời nhíu mắt, cười. 
  • Nói với sự vật thân mật như nói với người :“Ông ở trên trời nhé! Cháu ở dưới này thôi!”.

Hoạt động 2. Xác định kiểu nhân hóa trong một số đoạn văn, đoạn thơ.

GV đưa ra câu hỏi: 

a) Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.

Theo TÔ HOÀI

b) 

Bắt đền trăng đấy

Trốn vào sau mây

Để buồn cỏ cây

Khóc mưa thút thít.

 

Trái bòng chẳng thiết

Nằm ườn trên mâm

Quả na lặng câm

Mắt nhìn xa vắng.

NGUYỄN ĐÌNH XUÂN

c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rõ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào. 

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

Tìm ra các từ ngữ nhân hóa trong 3 đoạn văn, đoạn thơ, xác định kiểu nhân hóa được sử dụng.

Sản phẩm dự kiến:

a) 2 kiểu nhân hoá: gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người (cậu gà ri, chị gà, bác ngan, thím vịt, chọi ta); tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người (te tái chạy, dẫn đầu).

b) 2 kiểu nhân hoá: tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người (trăng trốn vào sau mây; cỏ cây buồn, khóc mưa thút thít; trái bòng chẳng thiết, nằm ườn; quả na lặng câm, mắt nhìn xa vắng); nói với sự vật thân mật như nói với người ("Bắt đền trăng đấy").

c) 2 kiểu nhân hoá: gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người (có sách giáo khoa, hộp chữ chúng tôi, chúng nó); tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người (cô sách giáo khoa nói, không còn biết trả lời thế nào; hộp chữ xôn xao hẳn lên, (chữ) reo nhảy mừng rỡ, tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác).

Hoạt động 3. Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa

HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: 

Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối trong câu có hình ảnh nhân hóa.

Sản phẩm dự kiến:

Cậu bút chì này thật là nghịch. Em muốn kẻ đường thẳng, cậu ta lại nhảy nhót, thè lưỡi trêu em và lượn một vòng tròn. Này bút chì, nghịch vừa thôi, vào hộp bút ngồi nhé.- BT3: VD: Lũy tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Từ nào trong câu dưới đây là đại từ nhân hóa?

Mẹ gà đang bới đất để tìm thức ăn cho gà con.

A. Gà.

B. Mẹ.

C. Thức ăn.

D. Đất.

Câu 2: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.

A. Hào phóng, trao cho, gió mát.

B. Chị, hào phóng, trao cho.

C. Chị mây, hào phóng, mọi người.

D. Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.

Câu 3: Từ nào trong câu “Gió vẫn cứ thét gào.” là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?

A. Gió.

B. Vẫn.

C. Thét gào.

D. Cứ.

Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.

B. Mẹ em cho em ba cái bánh.

C. Con mèo đang nằm ngủ.

D. Cây cối đung đưa theo gió.

Câu 5: Câu nào dưới đây đúng?

A. Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” sử dụng biện pháp nhân hóa.

B. Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” không sử dụng biện pháp nhân hóa.

C. Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” sử dụng từ nhân hóa là “kiếm mồi”.

D. Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” không sử dụng biện pháp nhân hoá, chỉ miêu tả hoạt động của con người như bình thường.

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1 - B

Câu 2 - B

Câu 3 - C

Câu 4 - A

Câu 5 – D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Tìm vật được nhân hóa trong những đoạn văn sau và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.

(Theo Trần Hoài Dương)

Câu 2: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong câu văn sau?

Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.

(Theo Tô Hoài)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều

Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

 
 

Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

 
 

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay