Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 6: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 6: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối. Thuộc chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC, BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em hãy lấy 1 ví dụ phá vỡ quy tắc ngôn ngữ viết trong văn học?
HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
LÝ THUYẾT
HOẠT ĐỘNG 1. Tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời:
-Yêu cầu nhận diện và tác dụng của của biện pháp tu từ lặp cấu trúc?
Sản phẩm dự kiến:
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ. Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Xuân Diệu, Vội vàng)
2. Tác dụng của biện pháp tu từ đối
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời:
Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết của biện pháp tư từ đối?
Sản phẩm dự kiến:
- Biện pháp tu từ đổi được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hoà cho lời thơ, câu văn.
Ví dụ:
- Đối trong một cụm từ hoặc đôi giữa hai vế câu:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chẳng ý thiếp ai sâu hơn ai?
(Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm (?) dịch)
- Đối trong một cặp câu:
Lom khom dưới núi, tiểu vài chủ,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
II. BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1. Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ thể hiện trong những từ ngữ in đậm ở khổ thơ dưới đây:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
(Xuân Diệu)
Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây. Những biện pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng?
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
[...]
Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi ... chiều nay tôi trở lại Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
(Nguyễn Quang Thiều)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :
A. 1
B. 2
C. 2 hoặc nhiều hơn 2
D. một hoặc nhiều
Câu 2: Một câu có hai thành phần chính:
A. chủ ngữ, trạng ngữ
B. chủ ngữ, vị ngữ
C. vị ngữ, trạng ngữ
D. Không đáp án nào đúng
Câu 3: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?
A. Cây tre là
B. Cây tre
C. Cây tre là người bạn thân
D. Cây tre là người bạn
Câu 4: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?
A. Đi học là niềm vui của trẻ em.
B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.
C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
D. Mùa xuân mong ước đã đến.
Câu 5: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”
A. Chợ Năm Căn
B. Nằm sát
C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
D. Chủ ngữ được lược bỏ
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: B
Câu 4:A
Câu 5:A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):
a.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
b.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
c.
Đã cho lấy chữ hồng nhan,
Làm cho cho hại cho tàn cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!
Câu hỏi 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):
a.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.
b.
Một mình nương ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu:
" Phận dầu dầu vậy cũng dầu
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít cho người dở dang."
c.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức