Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 8 Tuần 31

Giáo án Chủ đề 8 Tuần 31 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 9 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương;
  • Tham vấn được ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau THCS;
  • Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau THCS;
  • Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp;
  • Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.

NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tiến trình hoạt động:

  • Tham gia buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở;
  • Tọa đàm về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở;
  • Nghe giới thiệu về đặc điểm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Giới thiệu, trao đổi về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta.
  • ...

Gợi ý: 

GIỚI THIỆU, TRAO ĐỔI VỀ HỆ THỐNG CÁC 

CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Biết được những nội dung cơ bản về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta.
  • Chia sẻ được một số thông tin về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
  • Trình bày được nội dung, cách thức tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
  • Tìm hiểu và giới thiệu được các nội dung thông tin cần thiết về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương mà bản thân tìm kiếm, thu thập được qua hoạt động thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

  • Tìm đọc Luật giáo dục nghề nghiệp (luật số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014); Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng, trung cấp và các tài liệu, sách báo, cổng thông tin điện tử giới thiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. Có thể tham khảo chủ đề: Các cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh... (Tài liệu giáo dục địa phương lớp 9 của một số tỉnh).
  • Báo cáo đề dẫn và nội dung giới thiệu về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. Có thể mời khách mời có hiểu biết sâu rộng về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta tham gia giới thiệu.
  • Phân công lớp/ tổ trực tuẩn chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ, xây dựng chương trình giới thiệu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cử người dẫn chương trình.
  • Địa điểm, hệ thống âm thanh để tổ chức hoạt động định hướng.

2. Đối với HS

  • Tìm hiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp qua sách, báo, tài liệu và cổng thông tin điện tử của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- Biết được những nội dung cơ bản về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta.

- HS được giải đáp một số thắc mắc về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- HS có nhu cầu tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để lựa chọn con đường học tập, làm việc trong tương lai phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân.

b. Tổ chức thực hiện

- HS lớp/ tổ trực tuần biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.

- MC giới thiệu và mời GV/ khách mời lên sân khấu nêu báo cáo đề dẫn và giới thiệu về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta với các nội dung chủ yếu:

+ Một số vấn đề chung: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta; mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp; các trình độ giáo dục nghề nghiệp; các loại hình giáo dục nghề nghiệp; điều kiện và thời gian đào tạo từng trình độ.

+ Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng nghề, trung cấp nghề); nguyên nhân của thực trạng.

+ Giới thiệu một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương đang hoạt động tại địa phương và các ngành nghề đang được đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.

+ Giới thiệu quyền lợi và các chính sách hỗ trợ đào tạo cho người học theo từng trình độ đào tạo tại địa phương.

+ Giới thiệu nơi đăng kí học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trình độ THCS.

- MC mời các bạn trao đổi với GV/ khách mời về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Có thể đặt các câu hỏi như:

+ Em muốn tham gia học nghề tại trường trung cấp nghề A ngay sau khi tốt nghiệp THCS. Vậy, em phải làm thế nào để có được đầy đủ thông tin về trường trung cấp nghề đó?

+ Em nên theo học cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào để vừa có chứng chỉ đào tạo nghề, vừa có bằng tốt nghiệp THPT sau khi học nghề?

+ Em chưa biết về trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở địa phương mình. Thấy cô vui lòng cho em biết chương trình học, điều kiện tuyển sinh và quyền lợi của người học khi học tập tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

+ Thầy cô vui lòng cho em biết: sau khi tốt nghiệp THCS, em nên đăng kí tuyển sinh vào trường nghề nào để có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch?

+ Sau khi học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chúng em có thể nhanh chóng có được việc làm đúng với ngành nghề mình được đào tạo không?

- GV/ khách mời giải đáp các thắc mắc và trao đổi với HS xoay quanh vấn đề về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- GV mời một số HS nêu cảm nhận và những điều học hỏi được qua tham gia hoạt động định hướng.

- GV tổng hợp ý kiến và tổng kết: Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta bao gồm: Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của địa phương, các trường trung cấp, trường cao đẳng. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ chính là đào tạo nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu học nghề, trong đó đối tượng được khuyến khích tham gia học nghề là HS tốt nghiệp THCS. Tìm hiểu để biết được những thông tin cơ bản về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giúp chúng ta có được những hiểu biết cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn con đường học tập, làm việc tiếp theo sau THCS phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân, gia đình, đồng thời phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương, xã hội.

- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS. Tuyên dương, khen ngợi những cá nhân, nhóm tích cực tham gia các hoạt động.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tiến trình hoạt động:

  • Thảo luận về yêu cầu tuyển sinh của các trường trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  • Giới thiệu con đường tiếp theo sau trung học cơ sở của em;
  • Chia sẻ kết quả rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.
  • Báo cáo kết quả tham quan cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.
  • ...

Gợi ý: 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THAM QUAN CƠ SỞ 

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- HS chia sẻ những thông tin thu thập được và những thu hoạch của bản thân sau chuyến tham quan cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

- GV thu thập được thông tin về kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của HS, lưu vào hồ sơ học tập để có dữ liệu đánh giá kết quả tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của HS.

b. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức cho HS trao đổi, hoàn thiện báo cáo thu hoạch sau chuyến tham quan theo những nội dung gợi ý sau:

+ Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tham quan.

+ Thời gian, địa điểm tham quan. 

+ Những việc đã làm và những khó khăn, thuận lợi khi tham quan, tìm hiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Những nội dung thông tin đã thu thập được khi tham quan, tìm hiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Cảm nhận của em và những điều em học hỏi được sau khi tham quan.

- GV hoặc tổ trưởng tổ trực tuần tổ chức cho HS báo cáo thu hoạch sau chuyến tham quan cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương. Động viên, khuyến khích HS chia sẻ báo cáo thu hoạch.

- GV chỉ định 1 - 2 HS nhận xét sau phần chia sẻ của các bạn.

- Khen ngợi, động viên những HS có tinh thần, thái độ thực hiện hoạt động vận dụng tốt, viết báo cáo thu hoạch sau chuyến tham quan đầy đủ nội dung và trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn.

- Nhận xét chung kết quả hoạt động vận dụng của HS.

TỔNG KẾT

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV kết luận chung: Tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là việc làm cần thiết nhằm giúp HS lớp 9 có được những hiểu biết cần thiết về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ đó đưa ra được lựa chọn về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau THCS phù hợp với nhu cầu, khả năng thực có của bản thân, điều kiện, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu lao động của xã hội.

- GV nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 31: NHIỆM VỤ 1

- TÌM HIỂU HỆ THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể tên được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết.
  • Thiết kế được sản phẩm giới thiệu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Giới thiệu được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Kể tên được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết.
  • Thiết kế được sản phẩm giới thiệu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Giới thiệu được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Nghiêm túc đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế và sự phù hợp của bản thân đối với mỗi lựa chọn sau khi học xong trung học cơ sở.
  • Thể hiện tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của bản thân thông qua ý thức lựa chọn con đường học tập tiếp theo sau học xong trung học cơ sở.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 8. 
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 8. 
  • Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hứng thú với chủ đề, biết cách định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.

- Chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu. 

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV cho HS nghe bài hát Em ước mong sao và nêu cảm xúc của bản thân.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS nghe bài hát Em ước mong sao và nêu cảm xúc của bản thân.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV ổn định lớp học.

- GV trình chiếu cho HS xem bài hát Em ước mong sao:

https://www.youtube.com/watch?v=KNILdUc324A 

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe bài hát Em ước mong sao và nêu cảm xúc của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS nêu cảm xúc sau khi nghe bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bài hát Em ước mong sao mang lại cho người nghe, đặc biệt học sinh chúng em thêm trân trọng cuộc sống, sống có mục đích, lí tưởng hơn. Có biết bao mảnh đời bất hạnh, mắc bệnh hiểm nghèo đang đấu tranh để được sống thật ý nghĩa từng ngày. Chúng ta may mắn hơn rất nhiều khi được sống, được đến trường đi học. Vì vậy, để không lãng phí sự may mắn đó, mỗi học sinh cần phấn đấu học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực bản thân để có thể đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). 

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh chủ đề để trả lời câu hỏi:

CHỦ ĐỀ 8: ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ

Em hãy mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo các nhóm, quan sát bức tranh chủ đề và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Bức tranh mô tả định hướng của cậu học sinh sau khi học xong trung học cơ sở. Cậu đang phân vân 3 con đường: học tiếp lên trung học phổ thông, học nghề thợ hàn, học trung cấp văn hóa nghệ thuật.

- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Mỗi ngành nghề sẽ được giảng dạy và đào tạo tại những trường chuyên ngành. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề nghiệp chất lượng và uy tín để học sinh, sinh viên có nhiều sự lựa chọn công việc trong tương lai. Chúng ta sẽ cùng nhau rèn luyện những điều đó trong chủ đề này - Chủ đề 8: Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở – Tuần 31: Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được hệ thống những cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các nội dung:

  • Kể tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết.
  • Thiết kế sản phẩm giới thiệu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Giới thiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kể tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho HS thi kể tên những cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết.

- GV kẻ bảng theo mẫu trong SGK và yêu cầu các nhóm viết tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhóm nào ghi được đúng và nhiều tên cơ sở giáo dục nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, thi kể tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS kể tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết: Mỗi HS đều sẽ có những lựa chọn riêng phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân; điều kiện kinh tế của gia đình và nhiều yếu tố khách quan khác. Mỗi cơ sở giáo dục đều đặt ra những mục tiêu riêng, phù hợp với mỗi nhu cầu, mong muốn khác nhau. Sự lựa chọn phù hợp hay không là do chính HS quyết định.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

………………….

1. Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a. Kể tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà em biết

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

- Trường trung cấp nghề.

+ Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn A.

+ Trường Trung cấp Công nghệ H.

- Trường cao đẳng nghề.

+ Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật Công nghệ;

+ Trường Cao đẳng Giao thông Giao thông Vận tải T.

………………..

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay