Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
BÀI 22: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Câu 1: Để lợp nhà, các tấm tôn (thép mỏng mạ kẽm) được gắn với nhau bởi các đinh thép. Theo thời gian, các tấm tôn bị ăn mòn.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Vị trí đóng đinh thép dễ xảy ra ăn mòn hơn các vị trí khác.
b) Tấm tôn bị ăn mòn từ trong ra ngoài do thép bị ăn mòn trước kẽm.
c) Sắt trong tấm tôn không bị ăn mòn theo thời gian.
d) Lớp tráng kẽm bị ăn mòn trước.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Sự ăn mòn của gang, thép trong không khí ẩm.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Dạng ăn mòn hoá học là chủ yếu, do sắt dễ dàng phản ứng với oxygen trong không khí.
b) Carbon bị khử tại cathode.
c) Oxygen đóng vai trò là chất oxi hoá.
d) Tại anode, Fe bị oxi hoá thành Fe2+.
Đáp án:
Câu 3: Thực hiện thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho dung dịch NaCl 5% vào ống thuỷ tinh hình chữ U như hình bên.
Bước 2: Nhúng một thanh đồng và một thanh kẽm đã làm sạch vào hai đầu của ống chữ U.
Bước 3: Nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Sau bước 2, không có kim loại nào bị ăn mòn.
b) Sau bước 3, Cu2+ bị khử thành Cu bám vào thanh đồng, làm khối lượng thanh đồng tăng dần.
c) Sau bước 3, Zn bị ăn mòn còn Cu không bị ăn mòn.
d) Khoảng vài phút sau bước 3, nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch gần thanh đồng và quan sát thấy dung dịch dần chuyển sang màu hồng là do dòng điện từ ăn mòn điện hoá đã điện phân NaCl thành dung dịch NaOH.
Đáp án:
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.
b) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.
c) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
d) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.
Đáp án:
Câu 5: Nhúng đồng thời một thanh kẽm và một thanh sắt vào dung dịch H2SO4, nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Hydrogen thoát ra từ 2 thanh kim loại, khí từ thanh kẽm thoát ra mạnh hơn.
b) Dòng điện phát sinh có chiều đi từ thanh sắt sang thanh kẽm.
c) Khối lượng thanh kẽm giảm xuống.
d) Nồng độ Fe2+ trong dung dịch tăng lên.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/ sai cho các ý a, b, c, d:
Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất.
a) Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng Fe dư.
b) Số mol của Fe trong hỗn hợp X là 0,02 mol.
c) Khối lượng Zn trong hỗn hợp X là 0,65 gam.
d) Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là 58,52%.
Đáp án:
Câu 7: Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu.
a) Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.
b) Ở cực dương xảy ra phản ứng khử.
c) Cu bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện.
d) Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá.
Đáp án:
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại