Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 14: GIỚI THIỆU VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí xây dựng và ban hành trên cơ sở của Hiến pháp và không được trái so với Hiến pháp.
b. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có 12 chương và 120 điều.
c. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng và Chủ tịch Quốc hội ký bản Hiến pháp.
d. Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương II.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.
b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.
c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.
d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.
Đáp án:
Câu 3: Đâu là nội dung thể hiện đúng đặc điểm của Hiến pháp Việt Nam năm 2013? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đây thể hiện đặc điểm Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước.
b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Đây thể hiện đặc điểm Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
c. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019. Đây thể hiện đặc điểm Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây thể hiện đặc điểm Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đáp án
Câu 4: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.
c. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng không có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
d. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các trường hợp thực hiện pháp luật dưới đây, em hãy lựa chọn đúng, sai cho các chủ thể ở các ý a, b, c, d.
a. Hiến pháp là kim chỉ nam cho sự phát triển của đất nước.
b. Việc thực hiện Hiến pháp là trách nhiệm của toàn xã hội.
c. Việc tuân thủ Hiến pháp chỉ là nghĩa vụ của công dân, còn quyền lực nhà nước thì không bị ràng buộc.
d. Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề lớn, còn các vấn đề nhỏ thì không cần thiết phải đưa vào Hiến pháp.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong một cuộc họp của Ủy ban Nhân dân tỉnh, một thành viên đề xuất ban hành một quy định mới về việc sử dụng đất đai trong tỉnh. Thành viên này lập luận rằng quy định này cần phải có hiệu lực ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, một số thành viên khác phản đối, cho rằng quy định mới này có thể mâu thuẫn với các nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định về quyền sở hữu đất đai và quyền lợi của công dân. Cuối cùng, quy định mới vẫn được ban hành và có hiệu lực ngay mà không thông qua việc rà soát, đối chiếu với Hiến pháp.
a. Quy định mới về sử dụng đất đai cần phải được rà soát để đảm bảo không vi phạm Hiến pháp.
b. Hiến pháp không có ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định địa phương.
c. Ủy ban Nhân dân tỉnh có quyền ban hành bất kỳ quy định nào mà không cần xem xét Hiến pháp.
d. Việc ban hành quy định mà không đối chiếu với Hiến pháp có thể dẫn đến các vấn đề về pháp lý.
Đáp án
Câu 7: Em hãy lựa chọn đúng sai cho các tình huống a, b, c, d.
a. Trong một buổi thảo luận ở lớp, học sinh A cho rằng Hiến pháp có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật vì nó quy định các vấn đề cơ bản về chủ quyền quốc gia và quyền con người.
b. Trong giờ học, học sinh C cho rằng Hiến pháp chỉ là một văn bản tham khảo và không có tác động trực tiếp đến việc xây dựng các luật mới. Học sinh này cho rằng các luật mới có thể được ban hành mà không cần phải xem xét Hiến pháp.
c. Học sinh D cho rằng vì Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài và ổn định, nên nó không cần phải sửa đổi, ngay cả khi xã hội đã thay đổi đáng kể.
d. Một học sinh B hỏi giáo viên rằng việc ban hành một bộ luật mới có thể thực hiện mà không cần tuân theo Hiến pháp hay không. Giáo viên trả lời rằng điều này là không thể vì Hiến pháp là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác, nên mọi luật phải phù hợp với Hiến pháp.
Đáp án: