Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 21: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013 VỀ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

b. Con đường duy nhất để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng dân chủ trực tiếp.

c. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở bắt buộc.

d. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

Đáp án:

a. Đúng

b. Sai

c. Sai

d. Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d dưới đây.

a. Hiến pháp năm 2013 khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, thể hiện tính độc lập và thống nhất của quốc gia.

b. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Nhân dân, vì Nhân dân, và quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

c. Nhà nước Việt Nam không có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.

d. Quyền lực nhà nước không thuộc về Nhân dân mà do các cơ quan trung ương quyết định.

Đáp án:

Câu 3: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.

a. Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu sự giám sát của Nhân dân.

b. Hiến pháp quy định rõ về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị, là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân và toàn dân tộc.

c. Việc tuân thủ Hiến pháp năm 2013 là nghĩa vụ của mọi công dân, thể hiện trách nhiệm bảo vệ chế độ chính trị và quyền lợi quốc gia.

d. Hiến pháp không đề cập đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Đáp án:

Câu 4: Đọc các tình huống dưới đây. Lựa chọn đúng sai cho các đáp án a, b, c, d.

a. Cán bộ xã A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản,

b. Anh T tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

c. Anh A là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Ý, luôn khuyến khích mọi người trong địa bàn phát huy quyền giám sát của mình đối với các hoạt động của Uỷ ban,

d. Bạn K ngăn cản mọi người tham gia cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam do Đoàn trường tổ chức do cảm thấy cuộc thi này không có tác dụng cho sự phát triển của họ.

Đáp án:

Câu 5: Đọc các tình huống sau, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Ông Hưng, một chủ doanh nghiệp, cho rằng quyền lực nhà nước hoàn toàn nằm trong tay Đảng và Chính phủ, Nhân dân không có quyền quyết định trong việc tổ chức quyền lực chính trị.

b. Một số người dân hiểu lầm rằng Việt Nam có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác nếu thấy không phù hợp với lợi ích quốc gia. Họ cho rằng việc này là đúng theo Hiến pháp 2013.

c. Anh Duy, một công dân Việt Nam, khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, và bỏ phiếu kín.

d. Người dân ở huyện đảo Trường Sa đã tổ chức các hoạt động tuần tra, bảo vệ bờ biển, đồng thời hợp tác với lực lượng biên phòng để giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đáp án:

Câu 6: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

Bạn B năm nay 22 tuổi, sau khi tìm hiểu về Hiến pháp 2013, bạn quyết định tự ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân xã để góp phần vào việc phát triển kinh tế và xã hội địa phương. Tuy nhiên, một số người trong gia đình không đồng tình, cho rằng B không đủ kinh nghiệm chính trị và chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước mới có thể ứng cử. B đã giải thích rằng theo Hiến pháp 2013, mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và tham gia bầu cử, không phân biệt nghề nghiệp hay vị trí công tác. Sau đó, B tiến hành nộp hồ sơ ứng cử và vận động sự ủng hộ từ cộng đồng địa phương.

a. Quyền ứng cử của B là phù hợp với Hiến pháp.

b. Việc vận động sự ủng hộ từ cộng đồng của B là hợp pháp.

c. B không đủ kinh nghiệm chính trị nên không thể ứng cử.

d. Chỉ có những người làm trong cơ quan nhà nước mới có quyền ứng cử.

Đáp án:

Câu 7: Em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.

a. Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ vai trò trung tâm của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

b. Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ ràng về đường lối đối ngoại của Việt Nam, thể hiện một tư duy mở và hòa nhập quốc tế.

c. Hiến pháp năm 2013 cho phép một tổ chức chính trị duy nhất hoạt động tại Việt Nam.

d. Hiến pháp năm 2013 không bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Đáp án:

=> Giáo án và PPT Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay