Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 7: Ôn tập
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 7: Ôn tập. Thuộc chương trình Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Em hãy nhắc lại những nội dung đã học ở chủ đề 7
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống lý thuyết
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
- Em hãy trình bày một số đặc điểm của văn bản truyện?
- Thế nào là biệt ngữ xã hội? Biệt ngữ xã hội có đặc điểm gì?
- Em hãy trình bày các bước viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học.
- Em hãy trình bày các bước nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Sản phẩm dự kiến:
1. Một số đặc điểm của văn bản truyện
a) Một số đặc điểm của văn bản truyện
- Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện.
- Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ gây chú ý đến sự thích thú đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
b) Tư tưởng của tác phẩm văn học
- Tư tưởng của tác phẩm văn học là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung của tác phẩm. Tư tưởng được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,…Ví dụ: Tư tưởng của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật khắc nghiệt một đi không trở lại của thời gian, vì thế, cần biết quý trọng những gì đang có trong hiện tạo. Tư tưởng đó được thể hiện qua cặp hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau; qua giọng thơ day dứt, thổn thức;…
2. Biệt ngữ xã hội
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…) chẳng hạn như biệt ngữ của các nhóm tội phạm, biệt ngữ của giới trẻ,…
Ví dụ: Vào ngày khai giảng, ngoài các hoạt động trong phần lễ, các bạn còn được “quẩy” hết mình trong phần hội
Trong ví dụ trên, “quẩy” là biệt ngữ của giới trẻ, dùng để chỉ ý “vui chơi thoải mái”.
- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy, người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.
4. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
5. Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Hoạt động 2: Luyện tập
Câu 1: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (3') đọc lại ba văn bản đã học và hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Văn bản | Nhân vật chính | Chi tiết tiêu biểu (ví dụ) | Chủ đề |
Bồng chanh đỏ |
|
|
|
Bố của Xi-mông |
|
|
|
Cây sồi mùa đông |
|
|
|
Sản phẩm dự kiến:
Văn bản | Nhân vật chính | Chi tiết tiêu biểu (ví dụ) | Chủ đề |
Bồng chanh đỏ | Hai anh em Hoài | Cái mỏ nhọn hoát và oai vệ, dài như một cái quản bút. - Lông ức hung hung vàng, toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa
| Vẻ đẹp của Chú chim bồng chanh đỏ và tình yêu thương động vật, thiên nhiên |
Bố của Xi-mông | Xi- mông | Bác muốn làm bố cháu không? | Sự khao khát về Tình yêu thương gia đình. |
Cây sồi mùa đông | cậu bé Xa- vu – skin và cô giáo An - na Va-xi- li-ep-na | "bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông" và gọi Xa- vu-skin là "chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai" | Sự tiềm tàng ẩn sâu trong mỗi con người. |
…..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Hoài hôm sau ra chỗ tổ chim bồng chanh thì thấy gì?
A. Tổ trống không
B. Chúng đã sơ tán
C. Thấy chim bồng chanh đi kiếm mồi
D. Thấy các con nó
Câu 2: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua đoạn trích trên?
A. Phê phán sự lầm lỡ của Blăng-sốt
B. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông
C. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông
D. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người
Câu 3: Bài ca Đảo Sơn Ca thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú
B. Tứ tuyệt Đường luật
C. Ca dao
D. Thơ tự do
Câu 4: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Câu 5: Khi lập dàn ý cho bài phân tích tác phẩm văn học, phần nào là cần thiết để đảm bảo tính logic và sự mạch lạc trong bài viết?
A. Mở bài chỉ cần nêu tên tác phẩm và tác giả
B. Thân bài nên tập trung vào phân tích nhân vật chính
C. Kết bài cần khẳng định lại chủ đề và nêu suy nghĩ cá nhân về tác phẩm
D. Cần trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và phân tích hình thức nghệ thuật một cách cụ thể và liên kết hợp lý
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - B | Câu 3 - D | Câu 4 - C | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương?
Câu 2: Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng niềm hi vọng trong cuộc sống?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức