Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (3 tiết)

Giáo án bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (3 tiết) sách vật lí 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2. ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG VA CHẠM (3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
  • Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
  • Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị bài trước ở nhà. Tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua các câu hỏi cá nhân và thảo luận nhóm. Tìm tòi kiến thức thông qua SGk và các tài liệu khác.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

  • Năng lực nhận thức vật lí:

+ Biết được trong các va chạm, động lượng và tổng năng lượng được bảo toàn.

+ Biết được trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật không thay đổi.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm hiểu, giải thích được một số hiện tượng va chạm trong thực tiễn.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

+ Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án. Đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm.

+ Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.. 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh/ video về động cơ hơi nước.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú của HS, đồng thời định hướng HS khám phá sự thay đổi động lượng, động năng của các vật trong hiện tượng va chạm.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu hoạt động mở đầu bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi mở đầu bài học cho HS xem, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời: Va chạm giữa các vật là hiện tượng thường gặp. Lực gây ra do va chạm có thể rất nhỏ như khi các phân tử không khí va chạm lên da chúng ta, nhưng có thể rất lớn như khi các thiên thạch va chạm với nhau ngoài vũ trụ. Ta đã biết rằng động lượng và năng lượng của hệ kín luôn được bảo toàn, tuy nhiên động lượng và năng lượng của từng vật trong va chạm thì có thể thay đổi. Vậy khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho các yêu cầu mà GV đưa ra.  

TL:

Khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như sau:

Từ định luật bảo toàn động lượng, ta suy ra khi các vật va chạm với nhau, động lượng của các vật đều thay đổi, động lượng của vật này giảm bao nhiêu thì động lượng của vật kia tăng bấy nhiêu.

- Khi các vật va chạm với nhau, động năng của các vật đều thay đổi. Động năng của vật này giảm bao nhiêu thì động năng của vật kia tăng bấy nhiêu. Tổng động năng của hai xe được bảo toàn. 

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đưa ra nhận xét câu trả lời của HS rồi dẫn dắt vào nội dung bài học: Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về động lượng và năng lượng. Đến bài này, ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn nội dung này trong phạm vi có va chạm. Bài 2. Động lượng và năng lượng trong va chạm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Khảo sát thực nghiệm.

  1. Mục tiêu: Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành.
  2. Nội dung: GV giảng giải, phân tích kiến thức; sử dụng phương pháp đàm thoại, dạy học thí nghiệm, dạy học hợp tác định hướng HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra.
  3. Sản phẩm học tập: Rút ra được kết luận về sự thay đổi động lượng và năng lượng của vật trong va chạm mềm và va chạm đàn hồi.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tham khảo thí nghiệm hình 2.1 SGK, rồi thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 phần này: Thảo luận, xây dựng phương án thực hành để xác định động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm. Vì sao lại chọn cho các xe đo chuyển động trên giá đỡ nằm ngang?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, có thể dùng phương án gợi ý trong SGK hoặc phương án mà HS đề xuất, phát dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm rồi tổ chức cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm rồi cho HS hoàn thành bảng 2.1 hoặc tham khảo số liệu được cho trong bảng ở SGK.

(GV gợi ý: đo khối lượng của xe và chọn chiều dương cho hệ vật chuyển động).

Nếu HS tham khảo số liệu bảng ở SGK thì GV cung cấp thêm dữ liệu: Khối lượng của 2 xe bằng nhau và bằng 0,245kg. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 trước va chạm.)

 - Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời :

+ (Câu hỏi 2 SGK phần này) Từ kết quả thí nghiệm của mình, bạn hãy tính động lượng của các xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2.

+ Cho biết sự liên hệ về độ tăng giảm động lượng của 2 xe.

+ (Câu hỏi 3, SGK) Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 2.1, vận tốc của xe 1 là +0,444 m/s. Điền dấu đại số của vận tốc, động lượng từng xe vào bảng 2.2.

+ Xác định độ biến thiên động năng của 2 xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động năng của xe 1 và xe 2 và cho biết sự liên hệ về độ tăng giảm động năng của 2 xe.

- GV đưa ra kết luận: Va chạm của hệ vật mà có tổng động năng được bảo toàn được gọi là va chạm hoàn toàn đàn hồi.

*Câu hỏi đặt ra: Vậy có phải trong tất cả mọi trường hợp, tổng động năng của hệ luôn được bảo toàn? Ta sẽ đi xét trường hợp sau va chạm 2 xe dính vào nhau.

- GV cho HS xem video từ giây 3:35- hết. https://www.youtube.com/watch?v=Xe2r6wey26E

Rồi đặt ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về đặc điểm của 2 xe sau va chạm?

- GV cho HS theo dõi phần trình bày trường hợp này trong SGK, rồi yêu cầu HS tính động lượng của hệ 2 xe trước và sau va chạm theo dữ liệu đã cho ở SGK.

- GV đưa ra kết luận: Trong trường hợp này (sau va chạm 2 xe dính nhau), tổng động năng sau va chạm giảm so với trước va chạm. Va chạm giữa các vật như vậy (sau va chạm 2 xe dính nhau) được gọi là va chạm hoàn toàn mềm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 5, SGK: Trong va chạm hoàn toàn mềm, hãy thảo luận và cho biết phần động năng bị giảm đã chuyển thành dạng năng lượng nào?

- GV đưa ra lưu ý về va chạm hoàn toàn mềm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý nghe giảng, quan sát video/ hình ảnh, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

 

 

I. Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành.

Trả lời:

- Xây dựng phương án thực hành: 

Để xác định động lượng và năng lượng của xe trước và sau va chạm cần xác định khối lượng, vận tốc, độ cao (dùng để tính thế năng) của các xe.

+ Dụng cụ: băng đệm khí; đồng hồ đo thời gian hiện số (chọn đồng hồ có thể hiện thị được thời gian trước và sau); hai cổng quang điện; bơm nén khí; hai xe trượt (có khối lượng bằng nhau); hai tấm cản quang; chốt ghim và các dây nối.

+ Bố trí thí nghiệm:

Bước 1: Điều chỉnh cho băng đệm khí nằm ngang, lắp ống dẫn khí từ bơm nén khí vào băng đệm khí. Cấp điện cho bơm nén khí và điều chỉnh tốc độ của bơm cho thích hợp.

Bước 2: Lắp tấm cản quang vào các chốt cắm thích hợp trên mỗi xe, đặt hai xe lên băng đệm khí.

Bước 3: Lắp hai cổng quang điện vào hai giá đỡ đặt cách nhau một khoảng. Đặt 2 xe trượt ở bên ngoài 2 khoảng hai cổng quang điện, gắn với các chốt ghim được nối với các xe. Nối dây từ hai cổng quang điện vào đồng hồ đo thời gian hiện số. Cấp điện cho đồng hồ đo thời gian hiện số.

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ hiện về số 0, chỉnh 2 xe về các chốt ghim.

Bước 2: Mở chốt ghim đồng thời gắn ở 2 xe (chốt ghim này giống như một công tắc có tác dụng đẩy 2 xe chuyển động tiến lên phía trước). Khi 2 xe đi qua 2 cổng quang điện, đồng hồ bắt đầu đo thời gian 2 xe đi qua để xác định thời gian (gián tiếp tính được vận tốc trước va chạm của mỗi xe). Sau khi va chạm 2 xe bật ngược trở lại, tiếp tục đi qua cổng quang điện, đồng hồ lại đo thời gian (gián tiếp tính được vận tốc sau va chạm)

+ Cách xử lí kết quả: Sau khi đo được thời gian mỗi xe đi qua cổng quang điện trước và sau va chạm thì tính được vận tốc trước và sau va chạm. Dùng cân để cân khối lượng mỗi xe (bước này tiến hành trước khi thực hiện thí nghiệm). Sau đó sử dụng các công thức đã học để tính động lượng trước và sau va chạm của mỗi xe. Vì thực hiện va chạm trên băng đệm khí nằm ngang nên động năng của mỗi xe cũng chính là năng lượng của mỗi xe.

- Chọn cho các xe đo chuyển động trên giá đỡ nằm ngang là để loại bỏ tác dụng của trọng lực (đã cân bằng với phản lực của giá đỡ).

Trả lời:

Hoàn thành bảng 2.1:

(Động lượng: =m.

Động năng: )

CH2 SGK:

Từ bảng 2.1, ta suy ra:

+ Độ thay đổi động lượng của xe 1

+ Độ thay đổi động lượng của xe 2

Nhận xét: Độ thay đổi động lượng của 2 xe gần bằng nhau.

Trả lời: Từ câu trên, ta thấy độ thay đổi động lượng của 2 xe gần bằng nhau nghĩa là xe 1 có động lượng giảm bao nhiêu thì xe 2 có động lượng tăng bấy nhiêu. Tổng động lượng của hệ 2 xe được bảo toàn.

CH3: Điền dấu đại số vào bảng.

- Độ biến thiên động năng trước và sau va chạm của 2 xe:

+  Xe1:

(Dấu – thể hiện động năng giảm)

+ Xe2:

(động năng tăng).

Nhận xét:

- Tương tự như động lượng, động năng của 2 xe đều thay đổi. Động năng của xe này giảm bao nhiêu thì động năng của xe kia sẽ giảm bấy nhiêu nên tổng động năng của 2 xe được bảo toàn.

+ Thế năng của 2 xe không thay đổi nên cơ năng của hệ cũng được bảo toàn.

- Qua video ta thấy: Trước khi va chạm, xe A di chuyển với vận tốc là 10m/s, xe B đứng yên. Sau va chạm, xe A và B dính vào nhau và cùng di chuyển về một hướng với vận tốc là 5m/s.

- Tính động lượng của hệ 2 xe trước và sau va chạm theo dữ liệu đã cho ở SGK:

+ Trước va chạm:

p = =0,245.0,542+0,245.0

= 0,13279 (J)

+ Sau va chạm:

p’ = 0,245.2.0,269=0,13181 (J)

=> Động lượng trước và sau va chạm gần bằng nhau.

Trả lời

CH5, SGK:

 Trong va chạm hoàn toàn mềm, phần giảm động năng đã chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiệt năng, năng lượng do biến dạng, năng lượng âm thanh…

Lưu ý:

- Trong va chạm hoàn toàn mềm, cơ năng của hệ không bảo toàn, động lượng của hệ được bảo toàn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
Giáo án vật lí 10 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

Giáo án vật lí 10 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: NĂNG LƯỢNG

Giáo án vật lí 10 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 3

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: ĐỘNG LƯỢNG

Giáo án vật lí 10 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 4

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ BIẾN DẠNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 3

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: ĐỘNG LƯỢNG

Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ BIẾN DẠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay