Giáo án và PPT Âm nhạc 8 cánh diều Bài 11: Bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ, Tác phẩm Ca ngợi Tổ quốc, Thể loại hợp xướng, Nhịp 6/8
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 11: Bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ, Tác phẩm Ca ngợi Tổ quốc, Thể loại hợp xướng, Nhịp 6/8. Thuộc chương trình Âm nhạc 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 8 cánh diều
CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ - BÀI 11
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những bài hát có chủ đề về ước mơ đã được học ở lớp 6 và lớp 7.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hát – Bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
Em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả.
Nội dung của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ là gì?
Em hãy nêu cấu trúc của bài hát.
Bài hát được viết ở nhịp nào? Giọng nào?
Bản nhạc có các kí hiệu âm nhạc nào?
Sản phẩm dự kiến:
* Tác giả Nguyễn Nam
- Nhạc sĩ Nguyễn Nam trước đây là Trưởng ban Ca nhạc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông đã sáng tác một số ca khúc cho thiếu nhi như: Bay cao tiếng hát ước mơ, Tuổi hồng cho em (thơ Trần Danh Lân), Mùa xuân yêu thương em được đến trường,...
* Bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
- Nội dung bài hát:
Với giai điệu vui tươi rộn rã, lời ca trong trẻo, tự hào, bài Bay cao tiếng hát ước mơ là bức tranh về cuộc sống tươi đẹp, về tương lai mở rộng của thiếu nhi Việt Nam.
- Cấu trúc bài hát: Bài hát có hình thức 3 đoạn:
+ Đoạn 1: 17 nhịp (từ đầu đến trông chờ).
+ Đoạn 2: 15 nhịp (từ Bay cao đến ngất hương).
+ Đoạn 3: 17 nhịp (nhắc lại nguyên vẹn đoạn 1).
* Học bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
- Nhịp của bài hát: nhịp .
- Giọng: Son trưởng.
- Bản nhạc có các ký hiệu là : dấu lặng đơn, dấu nối, dấu lặng đen, dấu luyến.
Hoạt động 2. Nghe nhạc - Ca ngợi Tổ quốc
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:
Bản hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc được thể hiện bởi những giọng hát nào?
Bản hợp xướng được thể hiện ở nhịp độ nhanh hay chậm?
Nội dung bản hợp xướng thể hiện điều gì?
Giai điệu của bản hợp xướng có tính chất âm nhạc như thế nào?
Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
Sản phẩm dự kiến:
- Tác giả:
+ Nhạc sĩ Hồ Bắc (1930 – 2021) trước đây công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam.
+ Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau: ca khúc, hợp xướng, nhạc sân khấu, nhạc phim.
+ Ở thể loại ca khúc, có thể kể đến một số tác phẩm: Làng tôi, Ca ngợi Tổ quốc, Bến cảng quê hương tôi,...
+ Năm 2001, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.
- Tác phẩm:
+ Hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc là một trong những tác phẩm nổi tiếng được nhạc sĩ Hồ Bắc sáng tác nhân dịp chào mừng 15 năm ngày Quốc khánh (02/09/1960). Bản hợp xướng được thể hiện bởi bốn bè giọng: nữ cao, nữ trầm, nam cao và nam trầm.
+ Với giai điệu khi thì êm dịu, tha thiết, khi thì hào hùng, mãnh liệt, bản hợp xướng đã thể hiện một tình yêu quê hương đất nước lớn lao, làm rung động lòng người suốt nhiều năm qua...
Hoạt động 3. Thường thức âm nhạc - Thể loại hợp xướng
- GV đặt câu hỏi:
Thể loại hợp xướng bao gồm những bè giọng nào?
Số lượng thành viên của một dàn hợp xướng khoảng chừng bao nhiêu người?
Có thể tổ chức đàn hợp xướng theo những cách nào?
Khi hát hợp xướng và hát đồng ca có điểm gì khác nhau không?
Sản phẩm dự kiến:
- Hợp xuống là thể loại nhạc hát nhiều bè, thường bao gồm bè giọng nữ cao (soprano), nữ trầm (alto), nam cao (tenor) và nam trầm (bass).
- Số thành viên của một dàn hợp xướng có thể từ vài chục đến hàng trăm người hát.
- Hợp xướng có thể hát với dàn nhạc đệm hoặc hát không có dàn nhạc đệm (a cappella).
- Thường có một số cách tổ chức dàn hợp xướng như:
+ Hợp xướng hỗn hợp (gồm các bè giọng nam và giọng nữ): tạo ra màu sắc phong phú để biểu hiện nhiều hình tượng âm nhạc đa dạng.
+ Hợp xướng nam: âm thanh đầy đặn, tạo ra không khí trang nghiêm, hùng tráng.
+ Hợp xướng nữ: thể hiện những cảm xúc tươi mát, nhẹ nhàng, ấm cúng
+ Hợp xướng trẻ em: âm thanh trong trẻo, thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng.
- Khi hát hợp xướng, âm thanh giữa các bè phải hòa quyện với nhau và phải cân bằng âm lượng, không được bè nào át bè nào.
- Sự khác nhau giữa hát hợp xướng và hát đồng ca:
+ Đồng ca thường chỉ hát một bè, được tổ chức và luyện tập một cách đơn giản.
+ Hợp xướng thường hát nhiều bè giọng khác nhau nên âm thanh hài hòa, đầy đặn, nhiều màu sắc, được tổ chức và luyện tập một cách bài bản, có người chỉ huy,...
Hoạt động 4. Lý thuyết âm nhạc - Nhịp 6/8
GV đặt câu hỏi:
Có bao nhiêu phách trong một ô nhịp?
Trường độ của nốt móc đơn tương đương với mấy phách?
Trường độ của nét đen chấm dôi tương đương với mấy phách?
Em hãy vẽ sơ đồ đánh nhịp 6/8
Sản phẩm dự kiến:
- Nhịp 6/8 có 6 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phach 3 nhẹ, phách 4 mạnh vừa, phách 5 nhẹ, phách 6 nhẹ.
- Cách đánh nhịp thứ nhất:
- Cách đánh nhịp thứ hai:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài hát "Bay cao tiếng hát ước mơ" có nội dung gì?
A. Miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
B. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
C. Ca ngợi cuộc sống tươi đẹp và tương lai của thiếu nhi Việt Nam.
D. Kể về một cuộc hành trình đầy gian nan.
Câu 2: Nhịp 6/8 có đặc điểm gì sau đây?
A. 4 phách trong một ô nhịp, phách 1 mạnh.
B. 6 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị bằng một nốt móc đơn.
C. 8 phách trong một ô nhịp, phách 1 nhẹ.
D. 6 phách trong một ô nhịp, phách 1 nhẹ.
Câu 3: Sự khác nhau giữa hát hợp xướng và hát đồng ca là gì?
A. Hợp xướng hát một bè, đồng ca hát nhiều bè.
B. Hợp xướng được tổ chức đơn giản, đồng ca cần có người chỉ huy.
C. Hợp xướng thường hát nhiều bè giọng khác nhau, đồng ca thường chỉ hát một bè.
D. Hợp xướng không có người chỉ huy, đồng ca có người chỉ huy.
Câu 4: Âm thanh của hợp xướng trẻ em được miêu tả như thế nào?
A. Hùng tráng, mạnh mẽ.
B. Nhẹ nhàng, đầy đặn.
C. Trang nghiêm, hào hùng.
D. Trong trẻo, hồn nhiên.
Câu 5: Thể loại nhạc hợp xướng có đặc điểm gì?
A. Chỉ có thể hát với dàn nhạc đệm.
B. Thường bao gồm nhiều bè giọng khác nhau như soprano, alto, tenor, bass.
C. Không cần cân bằng âm lượng giữa các bè giọng.
D. Chỉ dành cho những dàn nhạc nhỏ.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Từ nội dung của bài học, GV đặt câu hỏi vận dụng:
Câu 1: Hai loại nhịp ⅜, 6/8 giống và khác nhau ở những điểm gì?
Câu 2: Đoạn nào của bài Bay cao tiếng hát ước mơ cần được hát với tính chất tự hào, đoạn nhạc nào cần hát với tính chất trong sáng?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 8 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ÂM NHẠC 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ÂM NHẠC 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ÂM NHẠC 8 CÁNH DIỀU
Giáo án âm nhạc 8 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 8 cánh diều
Giáo án âm nhạc 8 cánh diều đủ cả năm
Giáo án điện tử âm nhạc 8 cánh diều