Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 6: Thực hành tiếng Việt (2)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 6: Thực hành tiếng Việt (2). Thuộc chương trình Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV bật cho HS nghe đoạn đầu của bài “Những cô gái quan họ” của nhạc sĩ Phó Đức Phương: https://www.youtube.com/watch?v=_oZ2yGJux_M&t=29s
- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi cho HS: Các em hãy chú ý vào câu đầu tiên của bài hát “Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca”. Qua câu hát đó, ta cảm nhận được chất quan họ đã thấm đẫm cả vào sự vật nơi đây. Để giúp chúng ta cảm nhận được điều đó là nhạc sĩ đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lý thuyết
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá. Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
1. Khái niệm, đặc điểm
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng sự vật, hiện tượng được nói đến.
2. Tác dụng
- Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng gây án tượng đặc biệt, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
Hoạt động 2: Gợi ý giải bài tập trong SGK
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
Câu tục ngữ | Biện pháp nói quá | Tác dụng |
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối |
|
|
b. Ngày vui ngắn chẳng tày gang |
|
|
c. Thuận vợ thuận chồng tát nước bể đông cũng cạn |
|
|
Sản phẩm dự kiến:
Câu tục ngữ | Biện pháp nói quá | Tác dụng |
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối | Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức đấy. | Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp. |
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang | Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn gọn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu. | Để tạo ấn tượng |
c. Thuận vợ thuận chồng tát nước bể đông cũng cạn | Tát nước bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hòa thuận với nhau thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lý. | Phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng của sự hòa thuận vợ chồng. |
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, cho HS thực hiện việc xác định câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác trong bài 2 trong SGK trang 14.
- GV đặt câu hỏi gợi ý: Em nghi ngờ tính chân thực của những trường hợp nào? Trường hợp nào em biết thực tế có thể không diễn ra như vậy, nhưng em không có nhu cầu xem xét tính hợp lí của nó, mà chỉ quan tâm đến ấn tượng mà cách nói đó gợi lên?
Sản phẩm dự kiến:
Câu b và câu d thuộc loại câu nói khoác; câu a và câu c là những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Nói khoác và nói quá có vẻ giống nhau, nhưng thực chất chúng khác nhau ở một số điểm sau đây:
- Về bản chất: Nói khoác hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà do mồ hôi của người đổ ra. Nói quá cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày ruộng đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.
- Về mục đích: Nói quá là biện pháp tu từ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn bản. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Nhưng nói khoác có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách, vì thế, HS không nên nói khoác.
……………………………………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Biện pháp tu từ nói quá là gì?
A. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
B. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
C. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.
D. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.
Câu 2. Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản hành chính, khoa học
D. Văn bản biểu cảm
Câu 3: Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa/ Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành
B. Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh những hai hạt vừng
C. Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
D. Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Câu 4: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
B. Ngồi mát ăn bát vàng
C. Không thầy đó mày làm nên
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 5: Câu nào dưới đây là nói khoác?
A. Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
B. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.
C. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.
D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - C | Câu 3 - B | Câu 4 - A | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1. Viết đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) nêu cảm nhận về một câu tục ngữ mà em yêu thích có sử dụng biện pháp nói quá.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức