Tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức cho Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
(12 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta biểu hiện qua?
Trả lời:
- Lượng bức xạ mặt trời lớn và nhiệt độ trung bình năm cao.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn.
- Hoạt động của gió mùa: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Câu 2: Nêu biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Tính nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua sông ngòi ở nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Tính nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua đất?
Trả lời:
Câu 5: Tính nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua sinh vật?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất ở nước ta?
Trả lời:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Lượng nhiệt, ẩm, ánh sáng, nguồn nước dồi dào và đất màu mỡ, tạo điều kiện để nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng quanh năm, tạo điều kiện để tăng vụ, tăng năng suất, tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi; bên cạnh các cây trồng nhiệt đới còn phát triển các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
+ Tuy nhiên, tính thất thường của thời tiết gây khó khăn cho hoạt động canh tác, kế hoạch mùa vụ, phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh,... trong sản xuất nông nghiệp.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch,... và các hoạt động khai thác, xây dựng,... Tuy nhiên, các ngành và các hoạt động này đều - chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự phân mùa khí hậu. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với độ ẩm cao cũng gây khó khăn cho việc bảo dưỡng máy móc, thiết bị và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp,...
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới đời sống ở nước ta?
Câu 3: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Khí hậu Việt Nam chịu tác động chủ yếu của các khối khí nào? Em hãy giải thích tại sao ở miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có hai mùa mưa và khô rất rõ rệt; còn ở miền Trung lại có mưa lệch về thu đông; giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô?
Trả lời:
- Các khối khí tác động đến khí hậu Việt Nam:
+ Khối khí Xi-bia tác động chủ yếu đến miền Bắc nước ta trong mùa đông ( từ tháng 11 đến tháng 4 ) theo hướng đông bắc, tạo nên gió mùa Đông Bắc.
+ Khối khí Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta vào đầu mùa hạ theo hướng tân nam.
+ Khối khí chí tuyến bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển xích đạo vào nước ta vào giữa và cuối mùa hạ theo hướng tây nam, tạo nên gió mùa Tây Nam.
+ Khối khí chí tuyến bán cầu Bắc tác động vào nước ta quanh năm, xen kẽ với các khối khí khác trong mùa đông và mùa hạ; hoạt động độc lập vào khoảng tháng 4, khi chuyển thừ mùa đông sang mùa hạ.
- Ở miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, ít mưa ( tháng 11 đến tháng 4 ) và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều ( tháng 5 – 10 ) do:
+ Mùa đông: Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh và nửa sau có mưa phùn.
+ Mùa hạ : Chịu tác động của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến ( còn gọi là gió TBg ) và gió mùa Tây Nam từ cao áp chí tuyến Nam bán cầu lên ( gió này ở miền Bắc có hướng Đông Nam do bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, vì vậy ở miền Bắc gọi là gió mùa Đông Nam ). Các gió này đều nóng ẩm, gây mưa.
- Miền Nam có hai mùa mưa và khô rất rõ rệt:
+ Mùa khô ( tháng 11 – 4 ): Chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc ( nóng, khô, ổn định ).
+ Mùa mưa ( tháng 5 – 10 ): Chịu tác động của gió Tây Nam ( TBg ) vào đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Miền Trung: Mưa lệch về thu đông ( tháng 9 – 1 ), do đầu mùa hạ chịu tác động của phơn Tây Nam khô nóng, đến tháng 9 khi có gió mùa Tây Nam từ cao áp chí tuyến Nam bán cầu lên mới vào mùa mưa; mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình gây mưa.
- Giữa Tây Nguyên và Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô: Do tác động của hoàn lưu và bức chắn địa hình.
+ Mùa đông: Gió Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa ở Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ, sau khi vượt dãy Trường Sơn lên Tây Nguyên trở nên khô.
+ Mùa hạ: Gió Tây Nam ( TBg ) gây mưa lớn cho Tây Nguyên, sau khi vượt dãy Trường Sơn gây phơn khô nóng ở Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ.
Câu 2: Phân tích các nhân tố tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy cho biết tại sao nước ta có tổng lượng bức xạ tổng cộng rất lớn và cân bằng bức xạ quanh năm dương?
Trả lời:
- Do nằm ở trong vùng nội chí tuyến nên ở nước ta có Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời. Độ cao Mặt Trời thấp nhất lúc giữa trưa ở sơn nguyên Đồng Văn là 43012’, ở vĩ độ 200B là 46046’, còn ở vĩ độ 100B tới 56046’. Quanh năm , độ cao Mặt Trời vào giữa trưa luôn đạt trên 800.
- Độ cao Mặt Trời đã làm cho nước ta có góc nhập xạ lớn, nhận được lượng bức xạ cao và cân bằng bức xạ quanh năm dương.
--------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa