Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Thuộc chương trình Ngữ văn 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều

BÀI 5: TRUYỆN NGẮN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Thế nào là việc hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong nói và viết?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. LÍ THUYẾT

Hoạt động 1: Cách nhận biết

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Nêu cách nhận biết những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường?

Sản phẩm dự kiến:

Ngôn ngữ có tính chuẩn mực do vậy để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm được quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

Hoạt động 2: Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

Nêu ví dụ một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường?

Sản phẩm dự kiến:

Xem lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn”

2. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

Hoạt động 1: Bài tập 1

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Tục ngữ)

b) Những là đắp nhớ đổi sầu,

Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

(Nguyễn Du)

c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

(Xuân Diệu)

d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! 

(Nguyễn Công Hoan)

e) 

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Hồ Xuân Hương)

Sản phẩm dự kiến:

a. Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành (Tục ngữ)

- Sự kết hợp từ ngữ: “Ăn ở” và “ngay thật” -> “Ăn ngay ở thật”

=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trường hợp tác rời các tiếng trong từ 

=> Nhấn mạnh sự thật hễ ăn ở ngay thẳng thật thà, thì dù mắc bệnh tật gì rồi cũng qua khỏi, lành mạnh. Nghĩa bóng tật có nghĩa là tội vạ, là những việc không hay. Cả câu nghĩa là hễ ăn ở ngay thẳng thật thà thì dù có mắc phải tội vạ gì oan uổng, sau cũng vô sự.

b.                                                  Những là đắp nhớ đổi sầu

Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm

(Nguyễn Du)

- Sự kết hợp giữa các từ “đắp nhớ” – “đổi sầu”

=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ bằng cách kết hợp từ bất bình thường.

=> Không ai nói “đắp” (tức bồi đắp, đắp nên, dựng nên) nỗi nhớ, cũng chẳng “đổi” (trao đổi, đổi chác) được nỗi sầu, nỗi phiền muộn. Cách nói của Nguyễn Du giúp nhân Kiều giãi bày được nỗi lòng: nỗi nhớ cứ lớn dần, đầy dần theo năm tháng còn nỗi buồn thì chẳng thể vơi cạn. Xa cách nửa đời người, mái tóc đã điểm hoa râm nhưng tình cảm Kiều dành cho Kim chẳng hề phai nhạt.

c.                                    Trăng rất trăng là trăng của tình duyên

(Xuân Diệu)

- Từ “trăng” thứ hai vốn là danh từ nhưng được sử dụng như một tính từ

=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ bằng cách chuyển từ loại: từ danh từ sang tính từ.

=> Việc phá vỡ quy tắc ấy khiến trăng mang những đặc tính riêng chỉ mình trăng mới có – đó là tình, là duyên, là biểu tượng của những điều vừa thanh cao, vừa đẹp đẽ, vừa nồng nàn, vừa dịu dàng, mơn trớn, yêu thương.

d. Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

- Sự kết hợp của động từ “cười” với tính từ “già”

=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ kết hợp từ bất bình thường

=> Từ “già” là tính từ để chỉ những người đã lớn tuổi, sống lâu; cũng để chỉ trạng thái của các loài thực vật khi đã chín quá kì. Nhưng “cười già” lại chỉ tràng cười liên tục, không dứt, không ngừng được – những nụ cười khoái chí, thích thú đầy thỏa mãn. Tác giả xây dựng đối lập giữa nỗi buồn khổ của anh kép từ bền với sự khoái trá của khán giả để thấy nỗi bất hạnh của anh. Dù nhận được tin bố đã mất, đau khổ nhưng anh vẫn phải làm trò cười cho mọi người vì miếng cơm manh áo.

e,

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi

- Sử dụng thành ngữ "xanh như lá, bạc như vôi" kết hợp từ “Đừng” đầu câu thơ

=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tỉnh lược thành phần chủ ngữ của câu

=> Câu thơ “Đừng xanh như lá bạc như vôi” khuyết thành phần chủ ngữ như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở người đàn ông trong xã hội ấy: nếu có duyên thì cùng nhau bước tiếp tạo nên cái kết đẹp “thắm lại”, nếu không thì cũng đừng phũ phàng, bội bạc như lá, như vôi. Câu thơ là lời khuyên nhủ, cảnh tỉnh xa xôi, kể cũng thật tình tứ và giàu lòng trắc ẩn.

Hoạt động 2: Bài tập 2

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chủ tiểu biết, hỏi:

- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi: – Cái gì ngoài cổng thể?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

(Truyện cười dân gian)

Sản phẩm dự kiến:

- Kết hợp các từ bất bình thường: “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ”. Sư cụ đã vi phạm phương châm về chất, đánh tráo khái niệm khi dùng “đậu phụ” – tên một món ăn chay, để gọi “con chó” – tên một loài động vật. Chú tiểu đã biết sự thật và đáp trả đúng theo cách sư thầy đã dùng khi được hỏi.

→ Thông qua cách kết hợp từ bất bình thường nhằm ám chỉ việc sư thầy nói dối từ đó bật ra tiếng cười.

 

Hoạt động 3: Bài tập 3

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:

a ) 

Tình thư một bức phong còn kín, 

Gió nơi đâu, gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi)

b) 

Lom khom dưới núi, tiều vài , 

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Đã hết thời, thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng, nghèo nàn. 

(Nguyễn Đình Thi)

d) Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. 

(Thạch Lam)

Sản phẩm dự kiến:

a)

- Kết hợp các từ bất bình thường: “phong còn kín; gượng mở xem”

- Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.

b) 

- Thay đổi trật tự từ trong câu.

- Việc thay đổi trật tự từ để nhấn mạnh sự lác đác vắng vẻ, vắng bóng hình ảnh con người, xung quanh chủ yếu là cây cối, con người chỉ được miêu tả với hình ảnh nhỏ bé.

c)

- Tỉnh lược thành phần chính của câu.

- Câu văn đã lược bỏ đi thành phần chính của câu là chủ ngữ. Không nói rõ là thứ nghệ thuật gì mà chỉ nói thứ nghệ thuật khéo léo phấn son… với tác dụng để cho người đọc tự cảm nhận được. Đồng thời tạo sự kết nối trong đoạn văn.

d)

- Tỉnh lược thành phần chính của câu.

- Câu văn lược bỏ đi chủ ngữ. Tác dụng nhằm làm cho câu văn thêm phần bí ẩn, tránh lặp với những từ ngữ ở câu trước.

 

Hoạt động 4: Bài tập 4

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! 

(Nam Cao)

b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! 

(Nam Cao)

c) Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này. Ừ, không đói thì thôi. Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. 

(Phong Điệp)

d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?". Ông chồng trả lời: “Không."- “Ông có sắp chữ được không?” - “Không.”. 

(Nguyễn Khải)

Sản phẩm dự kiến:

a) Trông gớm chết!

→ Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thái độ ghét bỏ, ghê sợ.

b) Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!

→ Tác dụng: Bộc lộ thái độ, cảm xúc của mọi người khi nghe Chí Phèo chửi nhà cụ Bá.

c) Ừ, không đói thì thôi; Khuya rồi.

→ Tác dụng: Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, tránh dài dòng.

d) Không

→ Tác dụng: Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, thể hiện thái độ bực bội, tức giận.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

A. Sử dụng hình thức đảo ngữ

B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng

C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ

D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 2: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian

B. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm

C. Sử dụng đảo ngữ

D. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

A. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp

B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không

C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không

D. Diễn tả âm thanh ồn ào, náo nhiệt

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: “Ban đêm chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ”

(Svetlana Alexievich, Những nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ em)

Hai câu văn trên đã sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào? Phân tích tác dụng của việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường đó. 

Câu 2: Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp sau:

a. Cháu nhớ lại lời mẹ, cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

b. Cháu cũng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu nước mẹ. Cháu leo qua bờ rào, mắc chân vào đây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

c. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tùy tiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều

Kết nối tri thức

Chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay