Giáo án và PPT Ngữ văn 11 chân trời Bài 6: Chiều sương (Bùi Hiển)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 6: Chiều sương (Bùi Hiển). Thuộc chương trình Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
B1. Chuyên giao nhiệm vụ Giáo viên cho học sinh xem một video. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
1/ Em nhìn thấy gì ở video?
2/ Em nghĩ gì về cuộc sống của những người dân chài?
HS xem video và trả lời câu hỏi. HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận với bạn cùng bàn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Bùi Hiển? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
Sản phẩm dự kiến:
Bùi Hiển (1919 - 2009) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Ông từng tham gia làm việc với nhóm nhà văn Tự lực văn đoàn. Sinh ra tại Nghệ An, ông sớm được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam và văn học Pháp. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm:
Nằm vạ (1940): Tập truyện ngắn đầu tay của Bùi Hiển, nhanh chóng thu hút sự chú ý trên văn đàn.
Ánh mắt (1961): Một trong những tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của ông.
Trong gió cát (1965): Tập truyện ký ghi lại những trải nghiệm và suy tư của tác giả.
Hoa và thép (1972): Một tác phẩm đặc sắc khắc họa cuộc sống và con người.
Tâm tưởng (1985): Tập truyện ngắn khám phá tâm hồn và tư duy của con người.
Bùi Hiển đã được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật năm 2001 và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2022 cho các tác phẩm xuất sắc
Hoạt động 2: Văn bản “Chiều sương”
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trước khi đọc:
- Nhan đề của truyện ngắn gợi cho anh chị những liên tưởng gì?
- Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?
- Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?
- Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
Sản phẩm dự kiến:
Nhan đề "Chiều sương", gợi cho người đọc về liên tưởng về thời gian - thời điểm tác giả chọn để khai thác, làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích. Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả về khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều khi có sương phủ phía trên đất hoặc về một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương.
Thông qua chi tiết: “Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang...chàng đi không mục đích...chàng đi và nghĩ..."→ Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.
Từ đây trở đi, người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là chàng trai.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong văn bản
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tri thức ngữ văn và văn bản, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2,3:
- Trình bày những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong văn bản?
Sản phẩm dự kiến:
a. Câu chuyện
- Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã được nghe lão Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường về, trong không gian mù mịt mờ sương họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết người trên thuyền đã bỏ mạng sau một trận bão tố.
Câu chuyện cho chúng ta thấy được những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những người thuộc thế giới âm dương khác nhau
- Câu chuyện có một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài. Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm và người đã khuất
+ Chàng trai: không tin vào ma quỷ
+ Những người dân làng chài: cho rằng âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen nên không có cảm giác xa lại; họ có một số kiêng kị khi đi biển
- Câu chuyện có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen Tác dụng:
+ Tạo tính hấp dẫn cho văn bản
+ Cho thấy được sự vất vả của những ngư dân
+ Thể hiện rõ tư tưởng của tác giả: âm dương đan xen, xem người đã khuất vẫn tồn tại trong đời sống dương gian, tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người còn sống tưởng nhớ người đã khuất
b. Sự kiện và nhân vật
- Phần 1: Chuyện chàng trai đến thăm nhà lạo Nhiệm Bình
Sự kiện | Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật |
- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình - Chàng nài nỉ lão Nhiệm Bình kể những câu chuyện đi biển kì ảo của lão, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma - Lão Nhiệm Bình đã thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). | - Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ - Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm-dương không phân biệt, vì nói cho cùng đó đều là dân làng họ, chẳng may qua đời nên muốn tìm chút hơi ấm dương gian |
- Phần 2: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão
Sự kiện | Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật |
- Chiếc thuyền lão Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi trai ra khơi đánh cá - Đến chiều bão tố bắt đầu nổi lên và kéo dài đến quá nửa đêm - Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính - Thuyền Phó Nhụy vướt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó chiếc thuyền Xin Kính biến mất. Chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không một ai sống sót | - Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với giông bão đã trở thành quán tính - Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy họ vẫn bàng hoàng, lo âu, thương xót trước những biến cố, bất ngờ, những cảnh đau lòng |
Người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn
- Người kể chuyện
+ Phần 1: chàng trai
+ Phần 2: lão Nhiệm Bình
- Điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn
+ Phần 1: điểm nhìn của chàng trai, lão Nhiệm Bình
+ Phần 2: điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người dân chài khác như chú trai, các bác chài…
Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn. (Điểm nhìn của chàng trai, lão Nhiệm Bình hay người kể chuyện là chính yếu). Đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn
Tác giả chọn điểm nhìn của hai nhân vật trẻ, già để mang tính nối kết trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.
d. Không gian, thời gian
- Không gian: làng chài, biển cả
- Thời gian: chiều xuân
e. Sự kết nối giữa lời người kể chuyện lời và nhân vật
Văn bản có sự kết hợp, đan xen giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật
Sự linh hoạt của tác giả, tạo nên một không khí gần gũi, nhưng cũng có chút ghê sợ; cảm xúc của người đọc thay đổi theo từng phần của câu chuyện
2/ Ý nghĩa, tác động của văn bản
Câu chuyện đã đem lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về thái độ và tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên vô giá, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người luôn có sự yêu mến và biết ơn đối với biển cả, đặc biệt là đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Tuy nhiên, biển cả cũng có thể giống như một người bạn tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn. Biển là người bạn gần gũi, gắn bó với con người, mãi không thể tách rời
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Theo tác giả lí do vì sao thuyền của Xin Kính lại chết hết?
A. Vì bị sóng đánh giạt vào núi
B. Vì bị sóng cuốn ra khơi xa
C. Vì thuyền đâm vào núi đá
D. Vì va chạm với thuyền khác
Câu 2. Theo tác giả, trong đoàn thuyền của Xin Kính ngày đó đa số mọi người có trở về không?
A. Không một ai sống sót trở về
B. Chỉ có duy nhất Hoe Chước sống sót
C. Hầu như tất cả đều sống sót một cách kì lạ
D. Tất cả đều sống sót
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định không gian và thời gian được miêu tả trong văn bản?
Câu 2: Văn bản cho thấy cuộc sống của người dân chài như thế nào?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo