Đề thi cuối kì 1 lịch sử và địa lí 5 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 5 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm).Vùng đất lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
A. Phần đất liền và các đảo, quần đảo.
B. Phần đất liền và biển, đảo.
C. Phần đất liền, các đảo và quần đảo xa bờ.
D. Phần đất liền, biển và quần đảo xa bờ.
Câu 2 (0,5 điểm). Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là:
A. Quặng niken, titan, đồng, vàng.
B. Đất hiếm, chì, kẽm, bô-xít.
C. Than , dầu mỏ, khí tự nhiên, a-pa-tit.
D. Đất hiếm, đồng, vàng, chì, kẽm.
Câu 3 (0,5 điểm). Biển, đảo là:
A. Một bộ phận quan trọng trong việc phát triển văn hóa dân tộc.
B. Một bộ phận quan trọng của phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
C. Một bộ phận quan trọng của lãnh thổ đất liền quốc gia.
D. Một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia.
Câu 4 (0,5 điểm). Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng khoảng bao nhiêu người?
A. Khoảng 500 nghìn người. | C. Khoảng 2 triệu người. |
B. Khoảng 1 triệu người. | D. Khoảng 600 nghìn người. |
Câu 5 (0,5 điểm). Sự ra đời của nước Văn Lang đươc phản ánh qua truyền thuyết nào?
A. An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
B. Mai An Tiêm.
C. Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng
D. Con Rồng cháu Tiên.
Câu 6 (0,5 điểm). Vật dụng nào của cư dân Phù Nam được tìm thấy ở nhiều di tích?
A. Bếp cà ràng. | C. Cọc gỗ. |
B. Lưỡi cày. | D. Bình gốm. |
Câu 7 (0,5 điểm). Tháp Nhạn được xây dựng ở đâu?
A. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Biên Hòa.
B. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Tuy Hòa.
C. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
D. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Vũng Tàu.
Câu 8 (0,5 điểm). Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào năm nào?
A. Năm 40. | C. Năm 713. |
B. Năm 248. | D. Năm 776. |
Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng khi nói về việc dời đô ra Đại La?
A. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô.
B. Quyết định dời đô từ Thăng Long về Đại La.
C. Đã cho thấy tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ trong việc chọn kinh đô.
D. Mở ra thời kì độc lập tự do mới cho dân tộc.
Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây đúng khi nói đến cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần?
A. Quân dân nhà Trần đã hai lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
B. Quân dân nhà Trần đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
C. Quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược trong ba năm 1248, 1284, 1287 – 1288.
D. Quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược trong ba năm 1238, 1285, 1287 – 1288.
Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Năm 1418, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn.
B. Từ tháng 9 đến tháng 11- 427, giành chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang.
C. Tháng 12 -1427, quân Minh đầuhàng, khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
D. Cuộc khởi nghĩa thu hút nhiều người yêu nước tham gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Lê Lai,…
Câu 12 (0,5 điểm). Khởi nghĩa nào sau đây không phải cuộc khởi nghĩa chống thực thân của nhà Nguyễn?
A. Bình Giã. | B. Bãi Sậy. | C. Hương Khê. | D. Ba Đình. |
Câu 13 (0,5 điểm). Thực dân Pháp bắt vua Hàm Nghi và đưa đi đày ở đâu?
A. An-giê-ri. | C. Phần Lan. |
B. Đức. | D. Bỉ. |
Câu 14 (0,5 điểm). Đâu là ý đúng khi nói về Lê Lai?
A. Là vị tướng quân thân cận của Lê Lợi.
B. Là vị tướng lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Là người văn võ song toàn được Nguyễn Trãi trọng dụng.
D. Là học trò của Lê Lợi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày một số đặc điểm đất và rừng ở nước ta.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,5 | ||||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 12: Triều Nguyễn | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | Nhận biết | Nhận biết được thành phần của lãnh thổ nước ta. | 1
| C1 | ||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được một số đặc điểm của khoáng sản nước ta. | 1 | C2 | ||
Kết nối | Đưa ra được một số đặc điểm của đất và rừng ở nước ta. | 1 | C1 (TL) | |||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm về biển đảo nước ta. | 1 | C3 | ||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm dân số nước ta. | 1 | C4 | ||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | Nhận biết | Nhận biết được truyền thuyết ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | C5 | ||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | Nhận biết được vật dụng của vương quốc Phù Nam. | 1 | C6 | ||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | Nhận biết | Nhận biết được địa điểm xây dựng tháp Nhạn. | 1 | C7 | ||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc | Nhận biết | Nhận biết được các cuộc khởi nghĩa giành độc lập thời kì Bắc thuộc. | 1 | C8 | ||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long | Nhận biết | Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô | 1 | C1 (TL) | ||
Thông hiểu | Đưa ra được nội dung về Chiếu dời đô | 1 | C9 | |||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên | Kết nối | Chỉ ra được nội dung đúng về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | 1 | C10 | ||
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê | Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về khởi nghĩa Lam Sơn. | 1 | C11 | ||
Vận dụng | Biết được nội dung đúng về Lê Lai. | 1 | C14 | |||
Bài 12: Triều Nguyễn. | Kết nối | Chỉ ra được các cuộc khởi nghĩa của Triều Nguyễn. | 1 | C12 | ||
Vận dụng | Chỉ ra được nơi Vua Hàm Nghi bị thực dân pháp đưa đi đày | 1 | C13 |