Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 KNTT.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 11: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên có những thế mạnh gì?
Trả lời:
- Địa hình và đất: Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Khu vực này có đất feralit là chủ yếu, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; có các đồng cỏ lớn thích hợp để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
Khu vực đồng bằng chiếm 1/4 diện tích với đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông
Cửu Long và các đồng bằng ven biển. Đất ở các đồng bằng châu thổ chủ yếu là đất phù
sa có độ phì cao, màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, tạo
thuận lợi cho chăn nuôi lợn và gia cầm.
- Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều bắc - nam, theo độ cao địa hình và theo mùa, tạo nên đặc điểm khí hậu khác nhau giữa các vùng, miền. Đặc điểm khí hậu tạo thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phát triển quanh năm và cho năng suất cao; đồng thời là điều kiện thuận lợi để quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo, lượng mưa hằng năm tương đối lớn, nguồn nước ngầm phong phú, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Các hệ thống sông còn có vai trò bồi đắp phù sa cho các đồng bằng châu thổ.
- Sinh vật: Nước ta có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng về giống và chủng loại, là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra các loại đặc sản vùng miền, có giá trị kinh tế cao.
Câu 2: Nêu những hạn chế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Câu 4: Nêu những hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta?
Trả lời:
- Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
- Nông nghiệp nước ta đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn; hướng tới nông nghiệp thông minh; nông nghiệp bền vững, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, dựa trên việc tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp vào các hoạt động nông nghiệp.
- Phân bố sản xuất nông nghiệp thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái, dưới tác động của khoa học – công nghệ và thu hút đầu tư.
Câu 2: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Nêu một vài nét nổi bật về hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu)?
Trả lời:
Câu 5: Nêu một vài nét nổi bật về ngành chăn nuôi nước ta?
Trả lời:
Câu 6: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của chăn nuôi lợn, gia cầm và chăn nuôi trâu, bò ở nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Phân tích xu hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam?
Trả lời:
Nông nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển mới được tạo nên bởi ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng dâu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Sản xuất gắn với bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển thị trường nông sản cả trong và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,...
- Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện đại với quá trình đô thị hoá, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Câu 2: Phân tích tác động của việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đến xây dựng nông thôn mới ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày các thế mạnh về địa hình và đất trồng, khí hậu, nguồn nước đối với phát triển ngành trồng trọt nước ta?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nêu những thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển ngành trồng trọt ở nước ta?
Trả lời:
Nước ta có nhiều thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt.
- Lao động: Nước ta có nguồn lao động dồi dào hoạt động trong ngành trồng trọt, đặ biệt là trồng lúa nước. Lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và trình độ, kĩ thuật sản xuất ngày càng được nâng cao làm cơ sở cho áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất.
- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt ( thủy lợi, dịch vụ phân bón, giống cây trồng...) ngày càng phân bố rộng khắp và phát triển, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt.
- Khoa học, công nghệ ngày càng hiện đại; công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt.... ngày càng được ứng dụng nhiều trong trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
- Chính sách phát triển: Chính sách về đất đai, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, hợp tác phát triển...tạo động lực cho phát triển ngành trồng trọt.
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng; việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (như AFTA, EVFTA, CPTPP....) tạo thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp