Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 KNTT.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THỦY SẢN 

(9 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Ngành lâm nghiệp có thế mạnh gì?

Trả lời:

- Tổng diện tích rừng nước ta năm 2021 là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,0%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,0%. Vùng có diện tích rừng lớn nhất nước ta là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đình, lim, nghiến, táu,... cùng nhiều loại lâm sản có giá trị khác. Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.

- Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng.

- Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích dầu tư bảo vệ, quản lí rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.

Câu 2: Nêu những hạn chế đối với phát triẻn ngành lâm nghiệp nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày hiện trạng phát triển của ngành lâm nghiệp

Trả lời:

Câu 4: Phân tích vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố của khai thác, chế biến lâm sản và trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng?

Trả lời:

Sự phát triển

Phân bố

Khai thác, chế biến lâm sản

- Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng, khai thác rừng tự nhiên dược quản lí chặt chẽ theo hướng bền vững.

-  Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác của nước ta đạt 18,9 triệu mì. Các sản phẩm chế biến gỗ quan trọng nhất là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gồ lạng, gỗ giấy và gỗ dán. 

- Các lâm sản ngoài gỗ như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... cũng được khai thác. 

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, dịch vụ thương mại đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu.

- Vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hài miền Trung (chiếm 59,1% sản lượng gỗ khai thác của cả nước năm 2021), tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 26,1%).
Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng

- Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh, diện tích rừng trồng mới tập trung ngày càng tăng. 

- Trung bình mỗi năm, nước ta trồng mới hơn 250 nghìn ha rừng tập trung. 

- Đến năm 2021, cả nước có gần 4 600 nghìn ha rừng trồng, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ,....

- Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước dẫu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Câu 2: Trình bày các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản ở nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích hiện trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết tại sao trong nhiều năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển mạnh hơn ngành đánh bắt thủy sản?

Trả lời:

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta trong nhiều năm gần đây phát triển mạnh hơn ngành đánh bắt thủy sản; sản lượng đánh bắt năm 2010 là 2,5 triệu tấn, đến năm 2021 là 3,9 triệu tấn ( tăng 156% ); trong khi sản lượng nuôi trồng năm 2010 là 2,7 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 4,9 triệu tấn ( tăng 181,5% ). Nguyên nhân chủ yếu do ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều lợi thế hơn:

- Chủ động được đối tượng nuôi, chủ động được thời điểm thu hoạch sản phẩm.

- Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường. Nuôi các đối tượng đặc sản tạo hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Có khả năng khắc phục được một số trở ngại của thiên nhiên.

- Có nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích nuôi trồng.

- Việc đẩy mạnh nuôi trồng sẽ đảm bảo tốt hơn nguồn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến ( nhất là chế biến để xuất khẩu )

- Việc phát triển nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa điều chỉnh đáng kể đối với sự phát triển ngành khai thác thủy sản.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Căn cứ vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Bảng 3.2.4. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

( Đơn vị : Nghìn tấn )

NămTổng sốKhai thácNuôi trồng
BiểnNội địaBiểnNội địa
20105 204,52 273,9198,3124,92 607,4
20156 727,22 988,1188,4253,93 296,8
20198 421,33 633,1196,2341,14 250,9
20218 792,53 740,2196,9373,84 481,6

( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam )

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Sản lượng tăng, nhưng khác nhau giữa khai thác và nuôi trồng, giữa biển và nội địa. Khai thác biển và nuôi trồng tăng nhanh, nhanh nhất là nuôi trồng nội địa; khai thác nội địa giảm.

+ Tốc độ tăng: Tăng, nhanh nhất là nuôi trồng biển, khai thác nội địa giảm.

+ Cơ cấu: Nuôi trồng nội địa và khai thác biển chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm hoặc không tăng từ năm 2010 đến năm 2021, tỉ trọng nuôi trồng biển nhỏ nhưng tăng nhanh, tỉ trọng khai thác nội địa nhỏ và giảm.

- Giải thích:

+ Điều kiện khai thác, nuôi trồng; biển và nội địa khác nhau (tài nguyên; cơ sở vật chất, kĩ thuật, lao động, thị trường....)

+ Nuôi trồng, nhất là nuôi trồng biểu có nhiều điều kiện thuận lợi và giá trị cao; khai thác nội địa giảm do nguồn lợi có hạn và suy giảm, lao động ít, phương tiện thủ công, giá trị không cao...

+ Nuôi trồng nội địa và khai thác biển có nhiều điều kiện thuận lợi, thị trường rộng và giá trị cao, được đầu tư lớn, nhưng hiện nay gặp nhiều khó khăn về vốn, lao động, phương tiện, ngư trường khai thác...Nuôi trồng biển có nhiều lợi thế được đẩy mạnh (vùng biển rộng, nhiều loài có giá trị cao, nhu cầu lớn...)

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay