Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 15: DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên là 44,6 nghìn km2, chiếm gần 13,5% diện tích cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo, đóng vai trò quan trọng về nền kinh tế và quốc phòng như: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận),…

- Có lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam, hẹp theo chiều tây đông, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và nước láng giềng Lào. Đóng vai trò là cầu nối giữa các vùng phía bắc và phía nam đất nước, là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Lào.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư, dân tộc ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Nêu quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trả lời:

Câu 5: Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

Thuận lợi:

- Địa hình và đất: phía tây chủ yếu là đồi núi với đất feralit, thuận lợi trồng cây công nghiệp, trồng rừng; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp bị chia cắt bởi các dãy núi đâm sát ra biển với đất phù sa và đất cát pha.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với hai mùa mưa - khô rõ rệt. Đầu mùa hạ có gió Tây Nam khô nóng, đặc biệt khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh này có lượng mưa thấp nhất Việt Nam (695 mm/năm); mùa mưa vào mùa thu đông.

- Biển, đảo: có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh nước sâu, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi xây dựng các cảng biển; các bãi tắm đẹp như Non Nước, Mũi Né,… tạo ưu thế phát triển du lịch biển; vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, bãi cá, có hai ngư trường là quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, đầm phá lớn thuận lợi phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; dọc bờ biển có nhiều cánh đồng muối lớn như Sa Huỳnh, Cà Ná,…

- Nước: sông ngắn và dốc, có tiềm năng thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất. Một số mỏ nước khoáng có giá trị như Vĩnh Hảo, Thạch Bích, Đảnh Thạnh,…

- Sinh vật: năm 2021, có hơn 2,4 triệu ha rừng, tỉ lệ che phủ khoảng 50,4%, đa dạng sinh học cao với nhiều vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới: sông Thanh, Cù lao Chàm, Núi Chúa,…

- Khoáng sản: gồm ti-tan (Bình Thuận), dầu khí (gần đảo Phú Quý, Bình Thuận), muối biển,… là cơ sở cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.

Khó khăn:

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các thiên tai như hạn hán và sa mạc hóa, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân; đất dễ bị rửa trôi, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển kinh tế biển đảo ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Trả lời:

Câu 3: Phân tích sự chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Phân tích sự chuyển biến trong phân bố kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Câu 5: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

a. Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

b. Trình bày đặc điểm cơ cấu công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Kể tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh của vùng. 

Trả lời:

a) Các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Các trung tâm lớn: Đà Nẵng, Nha Trang. 

b) Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh: chế biến nông sản, dệt may, cơ khí, sản xuất giây....

Câu 2: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và trình bày về vùng động lực miền Trung.

Trả lời:

Câu 3: Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn về tự nhiên và phát triển bền vững kinh tế biển tại Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và trình bày về một khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Khu kinh tế Vân Phong:

1. Vị trí và quy mô: 

Khu Kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, cách thành phố Nha Trang khoảng 50km. Khu kinh tế Vân Phong rộng 1500 km² trong đó phần trên biển rộng tới 800 km². Phần trên đất liền bao gồm một phần huyện Vạn Ninh và một phần thị xã Ninh Hòa. Đây được xem là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhất Việt Nam và là điểm trung chuyển quan trọng giữa Bắc và Nam, cũng như với quốc tế.

2. Tiềm năng và lợi thế phát triển: KKT Vân Phong có vị trí địa lý chiến lược với các lợi thế tự nhiên nổi bật:

  • Vịnh nước sâu: Vịnh Vân Phong có độ sâu tự nhiên lớn, thuận lợi cho phát triển cảng biển quốc tế và các dịch vụ logistics. Đây là một trong những vịnh sâu và kín gió nhất Việt Nam, thích hợp cho xây dựng các cảng biển quy mô lớn và cảng trung chuyển quốc tế.
  • Khí hậu ổn định: Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão lớn, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế biển như khai thác thủy sản, du lịch, và dịch vụ cảng biển diễn ra quanh năm.
  • Giao thông thuận lợi: Vân Phong nằm gần các tuyến giao thông biển quốc tế, là cầu nối quan trọng giữa khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, giúp nâng cao vai trò trung tâm logistics.

3. Các ngành kinh tế trọng điểm: KKT Vân Phong được quy hoạch để phát triển các ngành kinh tế đa dạng, bao gồm:

  • Cảng biển và dịch vụ logistics: KKT Vân Phong hướng đến việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa toàn cầu.
  • Công nghiệp: Khu vực này đang phát triển các khu công nghiệp với các ngành công nghiệp nặng như lọc hóa dầu, năng lượng và sản xuất hàng hóa công nghiệp.
  • Du lịch và dịch vụ: Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp, các bãi biển dài và nhiều đảo, KKT Vân Phong có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp. Các dự án nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí đã được triển khai để thu hút du khách trong và ngoài nước.
  • Năng lượng tái tạo: KKT Vân Phong đang đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi.

4. Thách thức và định hướng phát triển: Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, KKT Vân Phong cũng đối mặt với một số thách thức, bao gồm:

  • Cơ sở hạ tầng: Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm đường bộ, cảng biển và hệ thống cung cấp điện, nước.
  • Thu hút đầu tư: Dù đã có nhiều dự án lớn, việc thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế vào các lĩnh vực mũi nhọn vẫn là một trong những mục tiêu cần thực hiện.
  • Bảo vệ môi trường: Với sự phát triển mạnh mẽ, việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay